Virus corona: Người Việt kể về tình trạng căng thẳng ở tâm dịch Hàn Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=kMcpSTwZaCE&t=1s

Daegu – thành phố lớn thứ tư của Hàn Quốc với 2,5 triệu dân đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có do dịch virus corona. Một người Việt ở ngay vùng dịch của Hàn quốc kể về tình hình và nỗi lo lắng trước nguy cơ lây nhiễm.

Giờ thì tôi run lắm rồi. Hôm nay, tôi vẫn còn lạc quan, nhưng khi nghe bản tin thời sự sáng nay trên truyền hình, số người lây nhiễm virus corona ở Hàn Quốc đã lên đến 346 người, tức chỉ trong có một đêm tăng đến hơn 100 người thì cảm thấy sợ quá“- chị Hoài Thanh, một người Việt ở Daegu sáng 22/2 nói như vậy.

Không chỉ ở tâm dịch Daegu của Hàn Quốc – một trong hai “khu vực chăm sóc đặc biệt” tại Hàn Quốc về bệnh truyền nhiễm – khu nhà chị Thanh đang ở lại đúng ngay quận có nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) với hàng chục ca lây nhiễm, bắt nguồn từ một tín đồ đi lễ ở đây, mà truyền thông vẫn gọi là ‘bệnh nhân số 31’.
Ngay bên cạnh quận này là quận có bệnh viện đông y, nơi ‘bệnh nhân số 31’ từng điều trị, nhà bà cũng ở đó. Vậy nên khu vực em ở những ngày này rất vắng, mấy quận khác của Daego ở xa sẽ đỡ khủng hoảng hơn“, chị Thanh nói.
Chị Thanh tuy rất lo lắng trước tình hình lây nhiễm, nhưng vẫn cho biết chị vẫn quyết định ở lại thành phố, thay vì những phương án sơ tán về Việt Nam hay đi đến ở nhà nhà bà con ở các thành phố khác tại Hàn Quốc.

Nói về tâm trạng trong những ngày sống ở vùng cần được quan tâm đặc biệt về virus, chị Hoài Thanh nói rằng, khi những trường hợp đầu tiên xuất hiện, mọi người thấy lo, nhưng sau vài ngày, khi thấy số ca không tăng nhiều, cuộc sống dần trở lại bình thường.

Bàn kiểm soát dịch bệnh ở sân bay Hàn quốc.

Vậy nhưng, những ngày gần đây, số trường hợp nhiễm bệnh gia tăng đột biến, nỗi sợ hãi lại dâng cao. “Gia đình chồng tôi là người Hàn Quốc, mấy ngày nay ai cũng lo lắng. Chồng tôi làm việc ở Changwon, cách đây khoảng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ lái xe, cuối tuần vẫn về nhà nhưng cuối tuần này, công ty khuyến cáo ở lại tập thể. Tôi đã tính đến hai phương án, một là về Việt Nam, hai là đến Changwon.
Tuy nhiên, khi nghĩ đến việc lên máy bay về Việt Nam với nguy cơ lây nhiễm không thấp, trong khi con tôi chưa có quốc tịch Việt Nam nên cũng chỉ có thể về trong một thời gian ngắn, rồi khi về liệu có bị xa lánh hay không, nên tôi bỏ phương án thứ nhất. Còn phương án thứ hai, tôi và gia đình đã xếp đồ vào va li, tính tìm đến nhà bà con ở thành phố khác tá túc. Tôi vừa xếp mà tay chân run cả lên. Nhưng khi nghe thông tin virus lây nhiễm đến nhiều thành phố khác, xem ra việc sơ tán xem ra cũng như không, vậy là lại chần chừ. Thôi ở lại chống dịch, không chống được dịch thì cũng đỡ lây dịch cho cộng đồng“, chị Thanh nói.
Hiện nay, chị Thanh và con chỉ ở trong nhà, mẹ chồng chị cũng được công ty cho làm việc online, chỉ bố chồng chị còn đi làm, nhưng thay vì đi bằng phương tiện giao thông công cộng, ông đã chọn cách di chuyển bằng xe hơi cá nhân.

Các nhân viên y tế phun khử trùng trước chi nhánh nhà thờ Shincheonji ở Daegu, nơi một nữ tín đồ 61 tuổi là bệnh nhân Covid-19 thứ 31 được cho là “siêu lây nhiễm” khi 80 người dự lễ nhà thờ với bà cũng dương tính với nCoV. Hơn 1.000 tín đồ khác đang được cách ly tại nhà.)

Chị Thanh cho biết là Hàn Quốc chủ động cung cấp thông tin cho người dân, không chỉ bằng các phương tiện truyền thông đại chúng mà còn qua các tin nhắn cá nhân, mỗi ngày hai lần.

Chị Thanh kể: “Mọi người đang rất lo lắng, không khí trở nên rất nặng nề, nhiều người bắt đầu tích trữ thực phẩm cho khoảng hai tuần trở lên vì ai cũng lo là với tính hình như hiện tại, sẽ đến thời điểm nào đó thành phố có thể sẽ bị phong tỏa“.
Cũng theo chị Thanh, một, hai ngày sau khi chuyện về ‘bệnh nhân số 31’ làm bùng dịch, một số siêu thị lớn ở Daegu hết đồ ăn, việc mua hàng online cũng sập kênh, phải ngừng hoạt động trong vài giờ, do thiếu hàng, hết hàng, và giao hàng chậm. Tuy nhiên, đến cuối ngày 21/2 thì không còn hiện tượng đó nữa.
Thông tin trên truyền hình cho thấy, chính phủ chỉ đạo cung cấp lương thực như nước, gạo, mỳ tôm lấp đầy các siêu thị ở Daegu với số lượng tăng hơn 50% so với bình thường, nên ko sợ có chuyện thiếu đồ ăn nữa. Hệ thống online cũng hoạt động bình thường trở lại”, chị Thanh cho hay.
Hệ thống trường học mẫu giáo cũng đã thông báo đóng cửa, con chị Thanh phải ở nhà; còn các trường phổ thông đang trong nghỉ đông và sẽ kép dài thời gian này. Một số công ty cũng chủ động tạm đóng cửa hay cho nhân viên làm việc onlie, các doanh trại thì yêu cầu binh sĩ nội bất xuất, ngoại bất nhập sau trường hợp một quân nhân bị xác nhận dương tính với covid-19.

tại Seoul, Hàn Quốc lúc 12h ngày 22/02/2020: Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính phủ và tẩy chay Trung Quốc

Cập nhật mới nhất đến 24/2, Hàn Quốc thông báo có thêm 231 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên đến 833, có thêm 2 ca tử vong nâng lên tổng số 8 ca tử vong.

Tổng số ca nhiễm trên toàn cầu tính đến sáng 24/2 là 79.742, với 2.628 trường hợp tử vong.
Hàn Quốc tuyên bố hai thành phố miền nam Daegu và Cheongdo bị tuyên bố là “vùng chăm sóc đặc biệt“.
Trong một diễn biến khác theo tin từ hãng tin Yonhap, từ 1 ca nhiễm đầu tiên nay đã có tới 11 quân nhân Hàn Quốc nhiễm COVID-19. Và 7.700 quân nhân đã bị cách ly để giảm nguy cơ lây lan.
Tại Hàn quốc có cả 1 cơ số lính Mỹ rất lớn nên không chỉ quân đội Hàn mà quân đội Mỹ cũng phải cẩn trọng.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã khuyến cáo công dân Việt Nam tại Hàn Quốc không nên đến các khu vực đang có dịch (Covid-19) và thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch bệnh.
Theo Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo), số du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc là 14.000, riêng ở vùng dịch Daegu và Gyeongbuk là 1.900. Trong đó, số đang học tại thành phố Daegu khoảng 500, ở tỉnh Gyeongbuk (bao gồm cả hạt/huyện Cheongdo) trên 1.400. Thống kê chỉ tính số người học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, chưa bao gồm người đang học tiếng.

Bảng thống kê tình hình lây nhiễm bộc phát ở Hàn quốc, từ một người đã lây nhiễm cho 800 người khác và 8 ca tử vong khiến Hà quốc trở thành vùng dịch lớn thứ hai sau TQ

Ít nhất 15 quốc gia, vùng lãnh thổ đã cấm hoặc hạn chế nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc trong bối cảnh dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (Covid-19) bùng phát mạnh tại quốc gia này.

Theo Yonhap, Israel là một trong những quốc gia đầu tiên cấm công dân Hàn Quốc nhập cảnh. 5 quốc gia khác gồm Bahrain, Jordan, Kiribati, Samoa và Samoa thuộc Mỹ, cũng cấm nhập cảnh với người Hàn Quốc.
Theo đó, bắt đầu từ hôm nay 24/2, Israel cấm nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc và những người từng đến Hàn Quốc trong vòng 2 tuần qua. Thậm chí trước khi đưa ra thông báo này, Israel đã buộc một máy bay của hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air chở 180 người, trong đó có 130 người Hàn Quốc, phải quay đầu khi máy bay này hạ cánh ở Tel Aviv hôm 22/2.
Israel bày tỏ lo ngại sau các thông tin nói rằng một nhóm người Hàn Quốc sau khi hành hương đến Israel đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19. ra, Israel Ngoài cũng cấm nhập cảnh đối với những người gần đây đến Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Macao, Thái Lan và Singapore.
Bahrain cũng cấm nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc và những người từng đến các quốc gia, vùng lãnh thổ đang bị coi là “điểm nóng” về dịch Covid-19. Các công dân Hàn Quốc có giấy phép cư trú hợp lệ vẫn được phép nhập cảnh, song phải trải qua các khâu kiểm tra, cách ly kỹ lưỡng hơn.

Một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ, Anh, Singapore đã cảnh báo công dân tránh đến Daegu và Bắc Gyeongsang thời điểm này.

Người Hàn quốc đi ra đường giờ luôn đeo khẩu trang

Trong khi đó, Samoa yêu cầu những người từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore nhập cảnh cần có giấy tờ chứng minh họ đã tự cách ly ít nhất 2 tuần. Samoa thuộc Mỹ cũng áp dụng biện pháp tương tự, yêu cầu các du khách đến từ các quốc gia này phải tự cách ly 14 ngày tại Hawaii.
Brunei, Britain, Turkmenistan, Kazakhstan, Ethiopia và Uganda cũng siết kiểm soát đối với du khách đến từ Hàn Quốc và quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao, yêu cầu họ phải tự khai báo với giới chức y tế sở tại nếu có bất cứ triệu chứng khả nghi nào.
Du khách từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Iran và Singapore khi tới Oman buộc phải cách ly trước 14 ngày.
Macao cũng áp dụng chính sách kiểm tra sức khỏe và cách ly đối với du khách đến từ Hàn Quốc. Qatar cũng yêu cầu các du khách từ Hàn Quốc tự cách ly hoặc cách ly tại một địa điểm theo chỉ định khoảng 14 ngày.
Quốc đảo Mauritius ở Đông Phi hiện chưa chính thức công bố cấm nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc, nhưng được cho là đã hoãn nhập cảnh đối với một số người Hàn Quốc có triệu chứng sốt và chuyển họ đến một bệnh viện hôm qua 23/2, Yonhap dẫn lời một quan chức ngoại giao cho biết.

Tàu điện ngầm ở Hàn quốc vắng hoe khách vì lo sợ dịch bệnh

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)