Theo giới quan sát, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là một lãnh đạo không giáo điều, ít chú trọng vào vấn đề lý luận. Đây là sự trái ngược đối với người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Tô Lâm là người kế thừa di sản của ông Nguyễn Phú Trọng để lại, đặc biệt là công cuộc chống tham nhũng. Theo giới quan sát, trong lễ truy điệu cố Tổng Bí thư Trọng, ông Tô Lâm đã nhấn mạnh, “di sản” của ông Trọng sẽ sống mãi trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, và được kế thừa, phát huy trong suốt công cuộc đổi mới sắp tới.
Cho dù hiện nay, Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn nỗ lực cải cách bộ máy nhà nước theo Nghị quyết số 18-NQ/TW đã có từ năm 2017, về sắp xếp lại bộ máy của Tổng Bí thư Trọng, trong tư cách của người kế thừa.
Trong thời gian gần đây, ông Tô Lâm đang thực hiện các kế hoạch mang dấu ấn cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực nhân sự và chính sách phát triển, cũng như chủ trương đối ngoại. Đó là lý do, gần đây trên mạng xã hội đã có những quan điểm cho rằng, ông Tô Lâm đang từng bước gạt bỏ di sản của người tiền nhiệm.
Đồng thời, công luận cũng đề cập đến việc ông Tô Lâm đang thực hiện các bước đi nhằm thay đổi những chính sách, và nhân sự được thiết lập dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, nhằm củng cố quyền lực cá nhân và định hình lại bộ máy lãnh đạo theo ý muốn của mình.
Việc ông Tô Lâm tôn vinh nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người từng được coi là kình địch của ông Nguyễn Phú Trọng là một ví dụ, kể cả các nhân sự cấp cao do ông Trọng bổ nhiệm và vun đắp, với vai trò sẽ trở thành các nhân sự kế nhiệm cho chức vụ Tổng Bí thư, sau khi ông Trọng rút lui khỏi chính trường.
Tính đến tháng 1/2025, trong nhiệm kỳ Đại hội Khóa 13, đã có 141 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 31 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương Đảng bị xử lý kỷ luật và truy tố. Việc này được cho là nhằm loại bỏ, và tái cấu trúc bộ máy lãnh đạo theo hướng có lợi cho Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đây là dấu hiệu cho thấy, ông Tô Lâm đang giảm thiểu ảnh hưởng của những người được ông Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm, nhằm vô hiệu hóa di sản nhân sự của ông Trọng.
Theo giới phân tích quốc tế, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái và cá nhân trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam diễn biến phức tạp. Việc Tô Lâm đã hạ gục hàng loạt các đối thủ khác nhau trong Bộ Chính trị kể từ tháng 12/2022, tạo ra một thời kỳ chính trị hỗn loạn chưa từng có.
Với sự tập trung quyền lực nhanh chóng vào tay Tổng Bí thư Tô Lâm, cũng như việc ông đã tranh thủ lấp đầy các vị trí trống trong Bộ Chính trị và các vị trí trọng yếu trong bộ máy nhà nước, bằng những người thân tín là đồng hương Hưng Yên.
Những điều vừa kể đã và đang tạo ra các thách thức mà hệ thống chính trị hiện tại đang phải đối mặt. Do đó, ông Tô Lâm không nhất thiết phải xóa bỏ di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thay vào đó, ông Tô Lâm cần phải dựa vào đó để hỗ trợ các cải cách hệ thống kinh tế và chính trị của Việt Nam để mang tính kế thừa.
Theo đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cần phải được ghi nhận công lao cho công cuộc chống tham nhũng, và xây dựng bộ máy của Đảng Cộng sản vững mạnh.
Bởi lý do, uy tín của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn bao trùm trong nội bộ Đảng, cũng như đối với đa số người dân ở Việt Nam, trong lúc uy tín của ông Tô Lâm vẫn chưa được đánh giá cao.
Đây là một yếu tố quan trọng để có thể phục hồi sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng để lãnh đạo đất nước phát triển.
Trà My – Thoibao.de