Vì sao vẫn chưa thể bắt giam vợ chồng Bảy Phúc như đồn đoán?

Gần đây, trên mạng xã hội lại nổi lên các đồn đoán, về việc cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, việc khởi tố bắt giam đối với ông Phúc có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của chế độ.

Trong khi đó, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – người bị xét xử với tội danh nhận hối lộ 200 triệu đồng trong Đại án Sài Gòn Đại Ninh, liên quan đến các sai phạm đất đai ở tỉnh Lâm Đồng, đã khai với cơ quan điều tra rằng, ông được lãnh đạo Chính phủ giao chỉ thị, yêu cầu giải quyết theo đơn thư của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Điều đó đã khiến ông Dũng không còn cách nào khác mà đành phải ký phê duyệt.

Cho dù, ông Mai Tiến Dũng, khai với cơ quan điều tra như kể trên, nhưng không nói rõ lãnh đạo Chính phủ đưa ra yêu cầu đó là ai. Nhưng trong giai đoạn xảy ra vụ án, cấp trên cao nhất của ông Dũng chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đây là lần đầu tiên, báo chí nhà nước công khai việc ông Mai Tiến Dũng không tự ý phê duyệt, mà có nhận chỉ đạo của cấp trên. Việc báo chí nhà nước công khai vụ việc kể trên có liên quan gì đến cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay không?

Trước đây chưa lâu, nguồn tin nội bộ của thoibao đã cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân là bà Trần Thị Nguyệt Thu, sắp tới có thể bị khởi tố tội danh nhận hối lộ và rửa tiền cho bà “trùm” Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trên mạng xã hội, cũng có nhiều ý kiến khẳng định, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ không được hưởng ưu đãi bất khả xâm phạm, như các “Tứ trụ” đã hạ cánh an toàn trong thời gian trước đây. Tuy nhiên, theo giới thạo tin, những biểu hiện gần đây đã cho thấy, cơ quan điều tra của Bộ Công an đang “gấp rút” củng cố, bổ sung thêm các chứng cứ, để có thể quyết định khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân trong thời gian sớm nhất.

Ngay sau khi cựu Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, nắm được chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay lập tức, đã có những đồn đoán của giới thạo tin cho hay, mối quan hệ “bằng mặt không bằng lòng” giữa ông Bảy Phúc và lực lượng an ninh, tình báo của Bộ Công an mà ông Tô Lâm đóng vai trò chính.

Theo đó, Tướng Nguyễn Văn Hưởng – thủ trưởng cũ của ông Tô Lâm, đã từng thề sẽ bắt bằng được Nguyễn Xuân Phúc. Điều vừa kể được cho là có liên quan đến vụ án Đại tá Nguyễn Duy Linh – con trai của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, đã bị ông Phúc chỉ đạo Tướng Trần Văn Vệ xử lý bắt giam cho bằng được.

Đầu năm 2023, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị buộc phải thôi chức, vì liên quan đến đồn đoán cho rằng, vợ của ông là “trùm cuối” của Đại án Việt Á. Tuy nhiên, vào lúc đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ bị mất chức, chứ không bị truy tố. Điều này càng cho thấy, các nhân sự lãnh đạo “Tứ trụ” là vùng cấm, bất khả xâm phạm, và luật pháp không được phép động tới.

Tuy nhiên, cũng có các đánh giá cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ tìm mọi cách, đem ông Nguyễn Xuân Phúc ra xử lý. Không chỉ để rửa hận cho Tướng Hưởng, mà mục đích là để dằn mặt tất cả những lãnh đạo khác ở trong Đảng, kể cả các lãnh đạo thuộc hàng “Tứ trụ”.

Đây là điều hoàn toàn không dễ dàng đối với ông Tô Lâm, nhất là tại thời điểm hiện nay, khi ông đã và đang phải đối mặt với sự phản kháng từ các cá nhân và phe nhóm trong Đảng.

Có lẽ đây là lý do, việc khởi tố bắt giam ông Nguyễn Xuân Phúc không phải là chuyện một sớm một chiều. Hơn thế nữa, nếu xử lý cả ông Phúc và phu nhân thì sẽ là một cơn “địa chấn” mà chính trường Việt Nam chưa thể chấp nhận.

 

Trà My – Thoibao.de