Bị chặn trước cửa “thiên đường”, Trần Lưu Quang cầu viện “thiên triều”?

Sau khi Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị bay ghế, Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà lên thay. Ông Trần Lưu Quang tiếp quản nhiệm vụ của ông Phạm Bình Minh để lại.

Trước khi mất chức, ông Phạm Bình Minh là Phó Thủ tướng Thường trực. Tuy nhiên, có một vấn đề lấn cấn, đấy là, muốn chính thức nhận chức Phó Thủ tướng Thường trực, thì phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng ông Trần Lưu Quang chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng, nên không được công nhận là Phó Thủ tướng Thường trực, dù ông tiếp quản công việc của ông Phạm Bình Minh.

Ông Trần Lưu Quang nhậm chức Phó Thủ tướng từ ngày 5/1/2023, đến nay đã hơn 1 năm. Đã qua 2 kỳ Hội nghị Trung ương, nhưng ông vẫn chưa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, dù Bộ Chính trị đã rụng hết 4 người, rất cần được bầu bổ sung.

Nguyên nhân ông Quang chưa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, là do đấu đá tranh giành, phe này giới thiệu thì phe kia tìm cách phá, cuối cùng, sau hơn một năm mà tình hình vẫn dậm chân tại chỗ. Không chỉ riêng ghế Ủy viên Bộ Chính trị cho Trần Lưu Quang, mà cả ghế Phó Thủ tướng do ông Lê Văn Thành để lại, cũng chưa bên nào chịu nhường bên nào và cũng còn bỏ trống.

Ông Trần Lưu Quang cần được vào Bộ Chính trị, nếu không, ông không được tham dự vào sân chơi lớn nhất trong Đảng. Ông có tham vọng làm Thủ tướng nhiệm kỳ tới, nếu bị chặn ở cánh cổng vào của Bộ Chính trị, thì xem như, ông không đủ điều kiện để tranh đua.

Vụ “tạo phản” của Tô Lâm được xác định là không ảnh hưởng nhiều đến Trần Lưu Quang. Bởi ông Tô Lâm chỉ khuấy động trật tự trong Tứ trụ, và tìm kiếm ghế cho đàn em ở Bộ Công an, chứ không can thiệp vào Chính phủ. Tuy nhiên, lần này, ông Trần Lưu Quang cũng tranh thủ theo chân ông Vương Đình Huệ đi sang Bắc Kinh “chầu” thiên triều. Hầu hết những người tháp tùng Vương Đình Huệ đi sang Trung Quốc đợt này, là những khuôn mặt có triển vọng vào Bộ Chính trị khóa sau.

Ông Phạm Minh Chính có tham vọng với chiếc ghế Tổng Bí thư. Tuy nhiên, không vì thế mà ông không gia cố chiếc ghế Thủ tướng cho vững chắc. Nếu không giành được ghế Tổng Bí thư, thì ngồi lại ghế Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa, cũng không phải là thất bại, bởi ghế Thủ tướng là chiếc ghế quyền lực thứ hai trong Tứ trụ.

Trong bất cứ trở ngại nào, muốn biết thủ phạm gây cản trở là ai, thì hãy đặt câu hỏi “nếu điều đó xảy ra, ai là người có lợi nhất”.

Vậy việc ông Trần Lưu Quang bị chặn không cho bầu bổ sung vào Bộ Chính trị, thì ai có lợi nhất? Trả lời câu hỏi này không hề khó, đó chính là ông Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cho nên, nếu chặn được ông Quang thì dại gì ông Chính không ra tay? Vào được Bộ Chính trị và nắm chức Phó Thủ tướng Thường trực, là tiến rất sát đến ghế Thủ tướng. Thậm chí, có thể gây uy hiếm cho ghế Thủ tướng.

Trước khi ông Huệ buộc phải đối đầu với Tô Lâm, thì ông Huệ đã đối đầu với ông Chính. Từ cách đây hơn 3 năm, khi tranh chiếc ghế Thủ tướng, ông Huệ đã phải thua ông Chính, và đành chấp nhận ngồi ghế Chủ tịch Quốc hội để chờ thời.

Giờ đây, có vẻ như, Trần Lưu Quang cũng đã “ngỏ lời” với Vương Đình Huệ, để cùng sang Bắc Kinh “triều kiến”. Đây không phải vì mục đích thăng tiến cho cá nhân ông Quang, thì là gì?

Thói quen của giới lãnh đạo chóp bu Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sau Hội nghị Thành Đô, là cứ bế tắc trong nội bộ, không thể thương lượng, thì các nhóm tranh nhau sang “chầu” thiên triều xin chỉ thị.

Vì vậy, chuyến thăm nào có lịch gặp ông Tập Cận Bình, thì sẽ được rất nhiều nhân vật tai to mặt lớn đăng ký tháp tùng. Điều này khiến dân không thể không nghi ngờ, lãnh đạo Đảng đang “cầu viện ngoại bang” cho quyền lợi chính trị cá nhân của họ.

Trần Lưu Quang đang bế tắc trên con đường trở thành Phó Thủ tướng Thường trực, thì lại tranh thủ tháp tùng cùng Vương Đình Huệ sang Trung Quốc. Cứ với tiền lệ này thì Việt Nam làm sao thoát được vòng kiềm tỏa của Trung Quốc?

 

Thái Hà – Thoibao.de