Gần đến vòng chung kết, Tô ngồi không yên, đang “tung cước” ép Tổng rời ghế?

Sức khoẻ của ông Trọng sau khi nằm viện yếu đi thấy rõ, ắt làm cho nhiều đồng chí trong Bộ Chính trị vui như “mở cờ trong bụng”. Bởi một khi ông Tổng rời ghế quyền lực, thì luật chơi mới cũng sẽ hình thành.

Hiện nay, cả Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đều không thích luật chơi do ông Trọng tạo ra, bởi vì ai cũng có phốt, chỉ cần khui ra là thân bại danh liệt. Sống dưới luật chơi của ông Trọng, quan chức nào cũng ăn không ngon ngủ không yên.

Ông Trọng là con người khó lường, chính ông từng nuôi người kế vị, rồi cũng chính ông loại bỏ những người đấy. Trường hợp Đinh Thế Huynh và Trần Quốc Vượng là ví dụ. Ông Trần Quốc Vượng được xem là “hiền” hơn ông Đinh Thế Huynh, nên chỉ rời ghế chứ không bị quản thúc chặt chẽ như ông Đinh Thế Huynh.

Ông Đinh Thế Huynh cũng nhận ra bộ mặt thật của ông Trọng, nên không ôm hy vọng vào sự hứa hẹn của ông Trọng, và quyết định “tạo phản”. Nhóm “tạo phản” gồm 3 người chủ chốt, là ông Đinh La Thăng, ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang, thì cả 3 đã bị ông Trọng triệt “sát ván”. Người thì bị tù “mọt gông”, người thì bị “thuốc” và người thì bị quản thúc tại gia.

Đây là sự trấn áp mà ông Trọng đã dùng, để răn đe bất kỳ kẻ nào dám “tạo phản” với ông.

Tô Lâm là người cung phụng cho ông Tổng bất từ nan. Tuy nhiên, ông Tô Lâm vẫn luôn không được xem trọng bằng ông Vương Đình Huệ. Trong khi ông Tô Lâm “xông pha trận mạc”, chịu cả tiếng xấu để làm hài lòng ông Tổng, nhưng ông Tổng lại không xem Tô Lâm bằng một kẻ cơ hội, chỉ biết “lánh nặng tìm nhẹ” như Vương Đình Huệ. Không rõ nguyên nhân vì sao, có lẽ trong mắt ông Trọng thì Tô Lâm chỉ là “tay võ biền” còn Vương Đình Huệ thì “khôn ngoan” hơn.

Đầu năm 2023, khi ông Nguyễn Xuân Phúc rời ghế Chủ tịch nước, Bộ Chính trị đề nghị 2 cái tên thay thế, đó là Tô Lâm và Võ Văn Thưởng. Tô Lâm là ưu tiên số một, Võ Văn Thưởng chỉ là phương án dự phòng. Tuy nhiên, Tô Lâm lại nhất quyết không chịu nhận chiếc ghế hữu danh vô thực đó, và đẩy Võ Văn Thưởng ngồi vào.

Có 2 nguyên nhân khiến ông Tô Lâm làm như vậy, thứ nhất là do chiếc ghế này không có thực quyền, thứ nhì là ông Tô Lâm sợ rời khỏi “tổ kén” Bộ Công an thì ông sẽ bị các đồng chí của ông “thịt”, giống như ông Trần Đại Quang. Tuy nhiên, vẫn còn 1 lý do khác, đó là ông Tô Lâm muốn ngồi vào ghế Tổng Bí thư, chứ không muốn ghế Chủ tịch nước.

Gần đây, chúng tôi nhận được một nguồn tin chưa được kiểm chứng, cho biết rằng, ông Nguyễn Phú Trọng đang bị ung thư máu. Nguyên nhân bị nghi ngờ là do cánh tay phải của ông Trọng gây ra – kẻ mà ông đã từng dùng để đưa quân sang châu Âu bắt cóc người. Hiện nay, ông Tổng Bí thư đang bị ép phải rút lui sớm, để nhường ghế lại cho nhân vật này. Được biết, những người bị “thuốc” bằng chất phóng xạ thường hay có bệnh lý về máu.

Chúng tôi cần thời gian để kiểm chứng thông tin và theo dõi tình hình. Tuy nhiên, trong nội bộ Đảng Cộng sản, chuyện “thuốc” lẫn nhau để loại bỏ đối thủ hoặc gây sức ép đã từng xảy ra không ít lần.

Ông Tô Lâm sẽ về vườn vào Đại hội 14, năm 2026, vì khi đó, ông đã đến tuổi về hưu. Nếu không đoạt ghế ngay giữa nhiệm kỳ, thì cơ hội xem như khép lại với ông Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu đợi đến Đại hội, thì ông Tô Lâm sẽ không thể tranh được với Vương Đình Huệ, bởi ông Huệ đang là một chân trong Tứ Trụ, nên dễ được ưu tiên “suất đặc biệt” hơn. Cho tới nay, “suất đặc biệt” chỉ ưu tiên cho ông Trọng và một người “hưởng ké” là ông Nguyễn Xuân Phúc, ở Đại hội 13 vừa qua.

Ông Tô Lâm là tướng “võ biền”, nhưng cũng rất “manh động”, đồng thời rất tham quyền. Chiêu bẩn trên chính trường thì Tô Lâm không thiếu. Với Bộ Công an trong tay, nếu không “cướp ghế”, thì sẽ không còn cơ hội nào nữa.

Ý Nhi – Thoibao.de

18.1.2024