Link Video: https://youtu.be/ZOPU-ng6LKM
Ngày 20/12, BBC Tiếng Việt có bài “Việt Nam và “ngoại giao cây tre” sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập”.
BBC dẫn bình luận của Giáo sư Alexander L. Vuving, rằng, ‘“Cây tre Việt Nam” hoàn toàn có thể bị “con gấu trúc Trung Quốc” gặm nhấm dần dần”. Bởi chính sách ngoại giao “cây tre” chỉ phát huy tác dụng thời hậu Chiến tranh Lạnh, “còn bây giờ, chúng ta đã bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hậu hậu Chiến tranh Lạnh, mà tôi tạm gọi là tranh chấp Đông – Tây mới, với Mỹ và Phương Tây một bên, và Trung Quốc và Nga một bên kia” – nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hoa Kỳ nói.
Giáo sư Vuving cho rằng, trong khi Việt Nam ra sức cân bằng mối quan hệ với các cường quốc, thì đã bị Trung Quốc chớp thời cơ.
“Tôi nghĩ, một trong lý do lớn mà Việt Nam quyết định chấp nhận “bài thuốc bắc” này, là họ rất muốn cân bằng trong đường lối đối ngoại với các nước lớn.”
“Sau khi họ nâng cấp hai bậc với Mỹ… rồi nâng cấp quan hệ với Nhật Bản… thì họ thấy mình đã ngả sang phía Mỹ, Nhật rồi, thì nên ngã một tí sang Trung Quốc cho cân bằng.”
“Do đó, Trung Quốc đã chớp được thời cơ này và ép được Việt Nam nâng cấp quan hệ từ “đối tác chiến lược toàn diện” lên “cộng đồng chia sẻ tương lai, hay chung vận mệnh này”. Nhượng bộ nằm ở chỗ, Việt Nam không được lợi gì trong cộng đồng này, cái lợi rất là nhỏ và rủi ro rất là lớn,” ông nhận định.
BBC dẫn tiếp nhận định của Giáo sư Zachary, từ Đại học National War College, Mỹ, cho rằng, rõ ràng Bắc Kinh “đã không hài lòng” trước việc Việt Nam đã có những bước nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, Nhật và Úc.
“Ông Tập, giống các lãnh đạo Trung Quốc khác, đã nhắc nhở các lãnh đạo Việt Nam về tầm quan trọng duy trì bản chất Chủ nghĩa Xã hội trong chính sách ngoại giao của mình.”
“Tôi không hào hứng về cộng đồng chia sẻ chung tương lai của Trung Quốc, quá nhiều mỹ từ, trong khi chỉ phản ảnh một vài nguyên tắc. Và theo nhiều cách, Bắc Kinh đang ra sức kiềm chế các hành động của Hà Nội trên Biển Đông.”
“Ranh giới giữa các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và chống Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất mong manh,” ông nói.
Bên cạnh đó, BBC dẫn ý kiến của Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng từ Đài Loan, nhận định:
“Nền hoà bình [hiện nay] mong manh, luôn có thể bùng phát thành các các xung đột (như ở Đông Âu và Trung Đông hiện nay), đồng thời “băng giá” vì các quốc gia hợp tác thận trọng, dè chừng lẫn nhau, và không phải lúc nào cũng thực tâm trong đối thoại.”
Trong bối cảnh đó, “nền ngoại giao cây tre dễ bị hiểu là thiên về “ứng phó” (bị động) thay vì hành động có tính chủ động – nhất là thể hiện vai trò lãnh đạo trong các thể chế khu vực,” ông bình luận.
Giáo sư Zachary Abuza thì cho biết, ông “không thấy ấn tượng” trước nền ngoại giao “cây tre” của Việt Nam. Ông hy vọng phía Việt Nam “đủ sáng suốt” để tách biệt Trung Quốc ra khỏi ngành công nghiệp đất hiếm, trong bối cảnh Trung Quốc có sự kiểm soát đáng kể, liên quan đến chuỗi sản xuất mặt hàng này trên toàn cầu.
Trong khi đó, Giáo sư Vuving không lạc quan về viễn cảnh hợp tác Việt – Trung, ông lấy ví dụ về đất hiếm:
“Trung Quốc nắm mọi công nghệ chế biến tốt hơn, còn Việt Nam thì chỉ có khai thác thôi… Đường sắt này tạo thành độ trũng, khuyến khích chuyển quặng thô [sang Trung Quốc]. Có thể có những hậu quả là Việt Nam thiệt thòi, phụ thuộc hơn vào Trung Quốc.”
“Một số người nghĩ rằng, đây là một dạng mua thời gian, có người nói “phải giữ kẻ thù gần hơn”, câu này chỉ đúng trong những hoàn cảnh nhất định, trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay thì tôi không thấy đúng,” Giáo sư Vuving nói.
Minh Vũ
>>> Tổng Trọng đã sáng mắt về ông trùm “nhóm lợi ích” điện lực Trần Tuấn Anh hay chưa?
>>> Chánh án Nguyễn Hòa Bình – khái niệm Giáo sư còn chưa hiểu, cứ muốn vơ lấy để làm gì?
>>> Sau 78 năm mang mặt nạ đầy tớ, giờ Đảng lột mặt nạ lòi mặt chuột!
>>> Uống xăng và ăn điện, Trần Tuấn Anh, Trịnh Đình Dũng và Mai Tiến Dũng bị “ngộ độc”!
Vinh quang luôn thuộc về những người Cộng sản và con cháu họ