Đã bao nhiêu năm, ông Tổng Bí thư chống tham nhũng. Lò ông nung lên và đốt cũng được khá nhiều củi, tuy nhiên, không thấy tham nhũng giảm, mà ngược lại còn tăng. Chính ông Tô Lâm báo cáo rằng, năm 2023, số đối tượng nhận hối lộ bị phát hiện, xử lý cũng tăng gần 700% so với năm 2022. Đấy là con số thống kê của Bộ Công an, còn thực tế, người dân không thể đếm được, nhưng cũng chứng kiến, các vụ tham nhũng sau nghiêm trọng hơn các vụ trước đó.
Vụ “chuyến bay giải cứu”, quan tham cấu kết gian thương chiếm đoạt của dân 4.000 tỷ, vụ Việt Á cũng móc túi của dân con số tương tự. Tuy nhiên, sang đến vụ Vạn Thịnh Phát, thì bọn quan chức nhà nước đã bao che cho Trương Mỹ Lan chiếm dụng tiền của dân lên đến 304.000 tỷ đồng.
Nhưng rồi đây, vụ án Trương Mỹ Lan sẽ không còn là vụ án lớn nữa, bởi tình hình tham nhũng ở Việt Nam chỉ có phát triển chứ không bị khống chế.
Thực ra, cách chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng là cách làm “trình diễn”, để lấy tiếng cho bản thân là chính. Ông Trọng vẫn luôn hô hào là “chống tham nhũng không có vùng cấm”, nhưng ông Tổng nói một đường mà lại làm một nẻo. Ông chống đấy, nhưng vẫn sẽ có vùng an toàn cho “phe ta”.
Và tất nhiên, khi “phe ta” đã thấy ăn mà vẫn an toàn, thì “phe ta” đâu có từ thủ đoạn nào để tiếp tục?
Ngay cả việc phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng mang quy luật, càng chống càng bùng. Đảng muốn nặn ra đảng viên theo khuôn mẫu đạo đức của ông Hồ Chí Minh, nhưng rồi, chỉ thấy đạo đức quan chức càng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Rồi chuyện đưa đất nước tiến lên “thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” cũng thế, cũng lại biến thành con đường đẩy dân vào địa ngục. So với người dân các nước dân chủ, dân Việt chẳng khác nào sống trong chốn địa ngục với đủ thứ cấm đoán.
Có thể nói, Việt Nam là nước có tỷ lệ công an trên đầu người dân thuộc loại cao. Từ lực lượng chính quy đến lực lượng không chính quy, có thể lên đến vài triệu người. Đảng dùng công an quản lý mọi ngõ ngách của người dân.
Tuy nhiên, dù nhiều công an như thế, nhưng Việt Nam vẫn là đất nước vô cùng bất an. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là xã hội bất an nhất. Người dân cầm điện thoại ngoài đường là bị giật, xe máy dựng không có người trông coi là bị bẻ khóa. Tình trạng bạo lực đang gia tăng…
Trong khi đó, ở các nước khác trong khu vực, tình trạng trộm cắp rất hiếm. Xã hội rất an toàn.
Đảng đã đổ rất nhiều tiền vào công an, nuôi công an cho thật đông, nhưng xã hội Việt Nam lại bất an nhất.
Tại lễ trao giải cuộc thi “Tìm hiểu luật Phòng, chống ma túy” mới đây, ông Nguyễn Duy Ngọc – Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an – lại hô hào “các ngành và cộng đồng chung sức để xây dựng một Việt Nam không ma túy”. Đây là điều viển vông, bởi từ trong bản chất của ngành công an, họ không thể nào làm được điều này. Vì sao?
Theo thông tin từ một người trong ngành cho chúng tôi biết, Công an Cộng sản thường không muốn diệt trừ hoặc ngăn chặn tội phạm từ trong trứng nước, mà họ thường “nuôi án”. Nghĩa là, chính họ thả cho tội phạm lộng hành, nuôi cho nó lớn lên, mới bắt để lập thành tích lên lon, và để đạt chỉ tiêu của ngành. Ngoài ra, trong quá trình nuôi án, công an còn được những kẻ phạm tội cúng tiền để họ làm lơ.
Chưa có đất nước nào mà ma túy nhiều như Việt Nam. Hiện tượng say ma túy đá hay còn gọi là “ngáo đá” rất phổ biến. Ở các thành phố lớn, nơi góc khuất nào cũng đầy rẫy kim tiêm vứt bừa bãi. Các cầu vượt thường là nơi dân hút chích, tiêm xong vứt ống tiêm bừa bãi, nên chẳng ai dám đi. Đấy là hậu quả của một xã hội Công an trị. Ông Tô Lâm có nhiều lính, được cấp nhiều tiền, nhưng tội phạm ở Việt Nam thì lại rất nhiều.
Ý Nhi – Thoibao.de