Link Video: https://youtu.be/CMRxQCOiI2Y
Ngày 28/11, trên Facebook cá nhân của nhà báo Chu Vĩnh Hải có một status ngắn, đặt vấn đề: Tập đoàn điện lực EVN có thể là nguyên nhân khiến Orsted ra đi.
Theo tác giả, những người có lương tri ở Việt Nam đang sục sôi lên vì một thông tin bình thường như cân đường hộp sữa ở nước ngoài, nhưng trở thành nóng bỏng ở Việt Nam, nơi có giá điện tiêu dùng vào loại cao nhất thế giới. Đó là, trang trại điện mặt trời Al Dhafra, có công suất 2 gigawatt, nằm cách Abu Dhabi 35 km, do Công ty năng lượng sạch Masdar, Công ty năng lượng quốc gia Abu Dhabi, Công ty EDF Renewables ở Pháp, Công ty JinkoPower ở Trung Quốc, và Công ty điện nước Emirates, đồng sở hữu, vừa đi vào phát điện thương mại.
Được biết, Abu Dhabi, tên đầy đủ là Tiểu Vương quốc Abu Dhabi, là một trong 7 tiểu vương quốc cấu thành nên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE.
Tác giả cho biết, Dự án này phá kỷ lục về chi phí đối với cơ sở điện mặt trời quy mô lớn. Ban đầu, trang trại có giá bán điện mặt trời thuộc hàng cạnh tranh nhất, với mức 0,0135 USD/kWh, sau đó giảm xuống 0,0132 USD/kWh khi hoạt động thương mại. Dự án cũng bắt đầu cung cấp điện cho lưới điện quốc gia.
Tác giả cho hay, Việt Nam có tiềm năng khủng khiếp về điện mặt trời, điên gió, và điện gió ngoài khơi. Doanh nghiệp PTSC M&C (tức Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Dịch vụ Cơ khí Hàng hải, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cũng có phẩm chất cực lớn về thi công điện gió ngoài khơi.
Thế nhưng, vẫn theo tác giả, không hiểu tại sao, cách đây mấy ngày, Tập đoàn năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới Orsted quyết tâm bỏ “cuộc chơi”, ngay trước khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, bất chấp rất nhiều thời gian, chi phí cơ hội mà Tập đoàn này đã bỏ ra từ năm 2020 tới nay.
Tác giả đặt nghi vấn: Tập đoàn điện lực EVN có thể là nguyên nhân đã khiến Orsted ra đi. Vào năm 2000, Tập đoàn dầu khí khổng lồ BP đã dọa rút khỏi dự án khí Nam Côn Sơn Pipelines, nếu EVN không chốt được giá mua – bán khí. Dự án khí Cá Voi Xanh do hãng dầu khí khổng lồ Exxon – Mobil đầu tư, cũng đang ì ạch và có thể đổ bể, vì vướng mắc giữa EVN và hãng dầu này về giá mua bán khí.
Tác giả đề xuất, có lẽ, dù quá muộn, nhưng Chính phủ cần xem xét cấu trúc của EVN, khi siêu doanh nghiệp này một mình một chợ. Muộn còn hơn không.
Bên cạnh đó, trang The Leader ngày 21/11 có bài phân tích “Vì sao Orsted dừng phát triển điện gió tại Việt Nam?” của tác giả Nguyễn Cảnh.
Theo đó, trong 3 năm có mặt tại Việt Nam, với những đề xuất táo bạo, nhiều hoạt động nghiên cứu có giá trị và một kế hoạch đầu tư đầy tham vọng cùng với Tập đoàn T&T, thể hiện rõ tham vọng chiếm lĩnh sân chơi điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn 1 năm triển khai, Orsted đã quyết định dừng toàn bộ hoạt động tại Việt Nam.
Tác giả phân tích, có 3 nguyên nhân của quyết định này.
Đầu tiên, chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước Việt Nam chưa rõ ràng, chưa thống nhất, nên nhà đầu tư chưa mạnh dạn rót hàng tỷ USD vào các dự án.
Orsted nhận thấy có rủi ro về tiến độ, khó đạt được mục tiêu về phát triển điện gió ngoài khơi trước năm 2030.
Thứ hai, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện chưa rõ ràng.
Thứ ba, thiếu hợp đồng mua bán điện có tính vay vốn ngân hàng hay các định chế tài chính.
Tác giả nhận định, có thể thấy, sự kiện Orsted rút chân khỏi hoạt động phát triển các dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam, có sự ảnh hưởng nhất định từ độ trễ của khung chính sách hướng dẫn, phát triển, dành cho lĩnh vực này.
Điều này cho thấy nguy cơ, các tập đoàn đa quốc gia có thể “tháo chạy” khỏi thị trường Việt Nam bất cứ lúc nào, nếu gặp trở ngại.
Quang Minh
>>> Chạy đại biểu Quốc hội để làm gì?
>>> Đảng chống tham nhũng chỉ là “đánh trận giả”
>>> Kỷ cương hành chính chưa chào đời
>>> Dự luật yêu cầu lắp camera hành trình trên xe máy bị phản đối
Viết thuê luận văn, luận án – sự khốn nạn tột cùng