Link Video: https://youtu.be/r-hhUm4zYBo
Ngày 26/9, RFA Tiếng Việt loan tin “Bamboo Airways gặp khó khăn về tài chính, chậm trả lương, 30 phi công nước ngoài nghỉ việc”.
Bản tin trên RFA cho biết, khoảng 30 phi công nước ngoài đã nghỉ việc tại hãng hàng không Bamboo Airways trong vòng hai tháng qua, vào thời điểm hãng máy bay tư nhân này đang có những khó khăn về tài chính và chậm trả lương cho nhân viên. Một hãng tin quốc tế dẫn hai nguồn tin giấu tên biết rõ việc này cho biết.
Theo hãng tin này, số lượng phi công nước ngoài nghỉ việc từ Bamboo Airways chiếm khoảng 10% lượng phi công của hãng trong tháng sáu. Một số phi công tự xin nghỉ việc, một số khác bị cho nghỉ việc.
RFA cho hay, hãng Bamboo Airways trong một trả lời với hãng tin quốc tế cho biết, hãng đang trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ liên quan đến hệ thống tuyến bay, đội máy bay và nhân lực.
“Bamboo Airways đã giảm một số lượng phi công gần đây để phục vụ mục đích này” – Bamboo Airways viết. Tuy nhiên, hãng này bác bỏ thông tin rằng, việc chậm trả lương đã khiến phi công phải nghỉ việc. Hãng cũng không cho biết bao nhiêu phi công đã nghỉ việc.
Hãng tin quốc tế tiếp cận được những tin nhắn trong diễn đàn nội bộ của Bamboo, và một tin nhắn vào ngày 21/8 từ đại diện công ty cho biết, các phi công nước ngoài sẽ nhận được 35% lương tháng của họ vào ngày đó. Đây là khoản lương mà các phi công đáng ra đã phải được nhận từ trước đó. Hãng tin này cũng xem được một tin nhắn tương tự vào một tháng trước đó.
Theo RFA, các phi công sau đó đã nhận đủ lương tháng đó, nhưng họ vẫn chưa nhận được lương tháng 8 đáng lẽ được trả vào ngày 15/9, theo thông tin từ nguồn tin giấu tên của hãng tin quốc tế vào ngày 25/9.
RFA cho biết thêm, hãng Bamboo Airways được thành lập từ năm 2021 và có kế hoạch niêm yết ở thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hãng này đã phải trải qua những thay đổi nhanh chóng ở hàng ngũ lãnh đạo, sau khi Chủ tịch hãng là ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giam vào tháng 3/2022, với cáo buộc “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Bamboo hiện phục vụ cả đường bay quốc tế và quốc nội, và chiếm khoảng 17% thị phần ở Việt Nam, theo thông tin từ hãng này.
Vào năm ngoái, Bamboo Airway báo lỗ hơn 17 ngàn tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 7/2023, trên mạng xã hội đã rộ lên tin đồn Bamboo Airways nộp hồ sơ xin phá sản.
Cụ thể, vào chiều 14/7, trên mạng xã hội lan truyền bản chụp trang cuối báo cáo có đóng dấu của Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần hàng không Tre Việt (tức Bamboo Airways).
Báo cáo này có nội dung đáng chú ý là:
“Với thực tế hiện nay, nhóm nhà đầu tư mới không còn nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ tái cơ cấu Bamboo Airways. Vì vậy hãng đang dự kiến thực hiện việc nộp hồ sơ xin phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bamboo Airways xin trân trọng cảm ơn và kính mong nhận được sự hỗ trợ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.”
Hình ảnh này đã nhanh chóng gây bão trên mạng xã hội và được chia sẻ khắp các group chứng khoán.
Tuy nhiên, sau đó, ông Phan Đình Tuệ – một thành viên Hội đồng Quản trị của Bamboo Airways – đã trả lời báo giới, khẳng định Bamboo Airways không có chủ trương phá sản. Ông thừa nhận văn bản nêu trên là thật, nhưng cách diễn đạt đã gây hiểu lầm.
Ông Tuệ cho biết, đúng là Bamboo Airways có khó khăn thật nhưng công ty vẫn đang cố gắng tái cấu trúc. Bamboo Airways cũng đã xin gia hạn các khoản thanh toán đến hạn với các chủ tàu và họ cũng đồng ý.
Trước đó, vào cuối tháng 6/2023, Tập đoàn Him Lam và đối tác từ Nhật Bản đã chính thức tiếp quản Bamboo Airways. Ban lãnh đạo mới cam kết sẽ hòa vốn và có lãi từ năm 2024 và hãng hàng không này dự định IPO vào cuối năm 2026.
Quang Minh
>>> Sự thật về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sử dụng bằng tiến sĩ “dỏm” như thế nào?
>>> VinFast lỗ chổng vó, cổ phiếu bổ nhào, ông Vượng mang “thân tàn” VinFast Tây tiến!
>>> Nền kinh tế Việt Nam vẫn không có sự tự do sau 37 năm mở cửa
>>> Những bài học cho Nga trong cuộc chiến Ukrain
Điều 9 Hiến pháp 2013 lường gạt nhân dân về vai trò của Mặt trận Tổ quốc