Link Video: https://youtu.be/wQbmy4fUL5U
Ngày 13/7, báo Đất Việt có bài “Phiên tòa bi hài kịch, “diễn viên” là Thiếu tướng, Thứ trưởng”.
Theo đó, Đất Việt mỉa mai nhận xét, lâu lắm rồi công luận mới được “thưởng thức” một phiên tòa với nhiều bi hài kịch, mà “diễn viên” đóng “đạt” nhất lại là Thiếu tướng, Thứ trưởng, Đại sứ – những người trước khi mặt nạ rơi toàn là “đảng viên chân chính, nói lời đạo lý”.
Theo Đất Việt, nếu không đọc báo Đảng tường thuật phiên tòa “chuyến bay giải cứu”, người ta sẽ không dám tin những lời khai tại tòa của các bị cáo đảng viên lại có thật.
Đằng sau cái gọi là “bay vào tâm dịch” để “giải cứu đồng bào”, là những phi vụ hàng triệu đô để móc túi người dân, những hành khách phải trả hàng ngàn đô la cho một ghế trên chuyến bay về Việt Nam, hồi đại dịch COVID-19.
Đất Việt dẫn lời ông Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an, nói tại phiên tòa: “Chỉ cần cho 5 phút, bị cáo chứng minh mình bị oan ngay”.
Và Đất Việt cho biết, Hưng cùng Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, nhận gần 3 triệu đô chạy án cho Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh, BlueSky.
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn được ghi nhận “khóc nghẹn”, giải thích dính vào kế hoạch “chạy án” là vì “thương người”. Ông vừa khai vừa khóc, xin được hưởng khoan hồng và nói “rất ăn năn, hối hận”.
Đất Việt dẫn lời khai của Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tại tòa: “Tôi không nhận thức được nhận tiền [21,5 tỷ đồng] là vi phạm pháp luật”.
Đất Việt dẫn bình luận của bác sĩ Võ Xuân Sơn, cho rằng:
“Với thói quen nhận hối lộ như vậy, thì làm sao mà ông Thứ trưởng Tô Anh Dũng lại có thể ý thức được việc đó là vi phạm pháp luật, vi phạm qui tắc đạo đức, vi phạm những điều đảng viên không được làm? Việc nhận hối lộ ngay tại phòng làm việc của Thứ trưởng Tô Anh Dũng, và nhiều ông khác, có cả mấy ông bộ trưởng mà báo chí đã nêu, cho thấy, các cơ quan nhà nước đã bị biến thành cái động hối lộ và nhận hối lộ.
Ở trong những cái động như vậy, thì Tô Anh Dũng chỉ còn biết mỗi một việc được cho là đúng đắn, đó là nhận tiền hối lộ, mặc cho dân tình sống chết ra sao, danh dự bản thân và gia đình như thế nào, quốc thể sẽ được nhìn nhận ra sao.”
Đất Việt cũng dẫn lời khai của Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký của Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nói rằng, ông này nhận hối lộ 42 tỷ đồng vụ “chuyến bay giải cứu” nhưng “không nói cho ai biết”.
“Bị cáo nhận tiền đem về nhà, vợ chỉ biết cầm cất đi chứ không biết tiền gì”, ông Kiên nói.
Ngoài ra, Kiên còn nhờ mẹ vợ nhận dùm tiền hối lộ qua tài khoản.
Đất Việt đánh giá, điều kỳ lạ là Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, sếp của Kiên, “không hay biết” gì vụ 42 tỷ đồng nên “vô can”.
Trong khi đó, Đất Việt cho hay, Trần Việt Thái, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, khai vụ lạm thu trong việc đưa 1.891 tù nhân người Việt từ Malaysia về nước trong đại dịch:
“Làm việc phải bồi dưỡng cho cán bộ trại của Malaysia mà lại không bồi dưỡng người Việt dù cùng làm, cùng chịu rủi ro thì khó huy động anh chị em… Mọi người là cán bộ công chức, viên chức, đi các trại xa phải bỏ tiền túi ra rồi lại lo mang bệnh về nhà, nếu không chi tiền cho họ thì khó huy động.”
Theo đó, 1.891 người Việt mãn hạn tù trong các trại chờ, gồm ngư dân xâm phạm lãnh hải Malaysia, người lao động trái phép, người mãn hạn tù và những gái mại dâm.
Nhờ trấn lột mỗi người mãn án phải đóng cho sứ quán từ 20,3 triệu đến 35 triệu đồng, tùy việc họ có hộ chiếu, giấy tờ đầy đủ hay không, Trần Việt Thái và thuộc cấp tại sứ quán kiếm được 11 tỉ đồng chia nhau.
Cuối cùng, Đất Việt dẫn lời cảm thán của một Facebooker sau khi đọc các bản tin về phiên tòa: “Còn hàng trăm ngàn những vụ khác vẫn đã đang và sẽ diễn ra. Thôi, âu cũng là “hồng phúc” cho dân tộc An Nam mình.”
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng họp)
>>> Có tin Nguyễn Thị Thanh Nhàn ở Đức, liệu Tô Lâm có dám bén mảng tới?
>>> Tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, ông Tô khích lệ Đinh Văn Nơi “phá thành lũy”?
>>> Đang thành “chúa chổm”, Vietnam Airlines réo “Bố Chính ơi! Cứu con”?
>>> Thế lực “ma ám” nào biến Phan Công Khanh thành “Thánh Gióng”?
Cướp bóc trong “chuyến bay giải cứu”