Ngày 11/7 vừa qua, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án chuyến bay giải cứu, sau 450 ngày điều tra. Đây là vụ án lớn chưa từng có, với 54 bị cáo. Trong đó có đến 18 người bị đề nghị ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình. Đây là hình phạt rất nặng dành cho những con người gây ra tội ác không thể dung thứ, đấy là ăn trên đầu trên cổ nạn nhân Covid-19, và trong đó, có những người đã chết.
18 án ở khung hình phạt có mức tử hình là con số kinh khủng, nó cho thấy mức độ tán tận lương tâm của những con người này, và cho thấy quy mô của việc cấu kết để gây tội ác. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, trong 18 án ấy, đã có trùm cuối chưa?
Câu trả lời là không có trùm cuối trong số 18 người này.
Cho đến nay, người bị dính với vụ chuyến bay giải cứu ở cấp cao nhất là ông Phạm Bình Minh, cựu Phó Thủ tướng Thường trực và cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Minh chỉ bị khai trừ khỏi Trung ương Đảng và được về nhà an toàn, mà không hề có bất kỳ sự bắt bớ nào cả. Dưới ông Phạm Bình Minh có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.
Trên cương vị là Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao, mà để cho Bộ Ngoại giao thực hiện tội ác trên quy mô lớn, thì làm sao ông Phạm Bình Minh có thể nhẹ tội hơn thuộc cấp được?
Ở cương vị Phó Thủ tướng, ông Phạm Bình Minh nếu không đồng lõa với cấp dưới, thì chí ít, ông cũng phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhưng tại sao ông Phạm Bình Minh đến giờ vẫn không bị luật pháp sờ gáy. Có người cho rằng, Bộ Chính trị đã xử lý trường hợp ông Minh là duy tình, chứ không phải duy lý.
Ông Phạm Bình Minh để cho cấp dưới tung hoành, và để cho trợ lý của mình tham gia vào đường dây nhận hối lộ, thì ông không thể nhẹ tội hơn thuộc hạ. Còn trên ông Phạm Bình Minh có ai nữa thì không biết. Có tin đồn cho rằng, vợ ông cựu Chủ tịch nước không những dính đến vụ Việt Á, mà còn dính cả vụ chuyến bay giải cứu.
Ngoài ra, trong vụ chuyến bay giải cứu này, lãnh đạo Vietnam Airlines đóng vai trò là kẻ thực hiện những chuyến bay trên, giá vé là do Vietnam Airlines quy định. Hàng ngàn bà con bị móc túi với tổng số tiền lên đến 4.000 tỷ đồng, nhưng cơ quan điều tra không đả động gì tới lãnh đạo của doanh nghiệp này. Phải chăng, đây là vùng cấm của ông Tổng?
Ngoài việc trùm cuối vẫn chưa xuất hiện, thì những con số trong vụ này khiến một số người đặt câu hỏi. Tại sao, tổng số tiền đưa hối lộ là 226 tỷ đồng, mà tổng số tiền nhận hối lộ chỉ có 165 tỷ đồng? Vậy còn lại 61 tỷ đồng, ai đã nhận?
Theo một số thông tin cho biết, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã nhận khoản tiền này, nhưng không bị xử lý hình sự. Đây rõ ràng là công khai “vùng cấm” mà!
Một con số chênh lệch khác: Có đến 400 lần đưa hối lộ, nhưng số lần nhận hối lộ thì tới 500 lần. Vậy, 100 lần đưa hối lộ kia sao không khui ra? Phải chăng, những nhân vật đã đưa 100 lần hối lộ ấy là nhân vật không thể bị điều tra?
Rõ ràng, những con số này thể hiện những vùng cấm ngay trong vụ chuyến bay giải cứu. Vậy thì, ông Nguyễn Phú Trọng hô hào “chống tham nhũng không có vùng cấm”, mà lính Tô Lâm lại sợ vùng cấm, thì đấy khác nào là lời nói suông?
Chống tham nhũng mà cứ để vùng cấm thì chỉ là công cốc. Tham nhũng chỉ cần chui vào trú ẩn trong các vùng cấm, thì xem như bình an vô sự. Tha hồ mà đánh chén.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: