Vũ Trung Nguyên hoang tưởng về loài cá ao sẽ bá chủ đại dương!

Cà phê ở Việt Nam được ông Đặng Lê Nguyên Vũ hô hào thành một thứ văn hóa như trà đạo. Trà đạo là văn hóa của người xưa, ngồi đốt thời gian để tán gẫu. Phong cách này không hợp với người phương Tây và đặc biệt là không hợp với người hiện đại. Người Tây, nếu lúc rảnh rỗi, người ta dành thời gian cho gia đình, họ thích đi dã ngoại, đi du lịch, chứ họ không thích la cà cùng bạn bè uống trà, uống cafe suốt buổi.

“Cá ao” đang tuyên bố sẽ bá chủ đại dương

Người Việt xưa nay uống cafe cứ ngồi lì tại quán, nói chuyện dông dài suốt buổi, mặc dù đó là các nhân viên văn phòng đang trong giờ làm việc. Với lại, ở Việt Nam, tình trạng vô công rỗi nghề rất đông, nên xã hội đã nuôi dưỡng thói quen đốt thời gian vào những chuyện vô bổ như thế. Đó là lý do tại sao loại hình quán cafe vườn ở Việt Nam bùng nổ và có đất sống đến như vậy.

Đấy là môi trường tốt để Trung Nguyên lập ra hệ thống Cafe Trung Nguyên Legend. Hệ thống này tìm những mặt bằng đắc địa, bố trí sang trọng, nên hút được khách “sang chảnh”. Và thêm một yếu tố khác nữa là, những người làm văn phòng thường sợ uống cafe vỉa hè, vì những loại cafe ấy chủ yếu là làm bằng hóa chất. Đó là những lý do khiến Trung Nguyên thành công tại Việt Nam. Còn ra thị trường thế giới thì sao?

Thị trường cafe thế giới vốn được Starbucks định hình. Loại cafe Starbucks là cafe chế biến, cafe không phải là nguyên chất, không đậm. Người ta thêm vào đó những chất phụ gia, làm cho khách hàng cả nam lẫn nữ đều thưởng thức tốt. Tại Thái Lan, hệ thống cafe Amazon cũng bùng nổ mọi ngóc ngách, phổ biến đến mức tương đương với hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Cafe Amazon không đắt như Starbucks và cũng không ngon bằng, tuy nhiên về cách pha chế nó giống với Starbucks và giá bình dân. Cafe này đã định hình được văn hóa cafe Thái Lan.

Tại Thái Lan, hãng cafe hòa tan Trio cũng sản xuất và bán ra thị trường loại cafe như Amazon, nên bán rất chạy. Trong hệ thống siêu thị Big C, Lotus, Markro vv… đều có bày bán loại cà phê hòa tan này. Ngoài ra, trong hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven cũng bày bán Trio rất nhiều.

Tại hệ thống siêu thị Big C, ông chủ người Thái Lan cũng nhập cafe G7 của Trung Nguyên để bán, nhưng người Thái quay lưng, gần như không mấy ai đụng đến. Một người bạn là doanh nhân Việt trên đất Thái Lan kể lại với chúng tôi rằng, anh ta mua G7 tặng cho người Thái, bảo họ uống thử và cho nhận xét. Người này uống xong 1 ly thì lắc đầu, nói cafe này có vị chát rất khó chịu, vị cafe đậm đặc làm cho người uống xây xẩm. Họ nói thua rất  xa cafe Trio của Thái Lan. Ngay cả người Việt mà quen uống cafe Amazon thì cũng không uống nổi G7 của Trung Nguyên.

Một vị chuyên gia giải thích rằng, cafe tương tự như rượu vậy. Rượu được cấu thành từ nước và cồn, tuy nhiên, rượu ngon hay không là bởi chất phụ gia. Rượu ngoại ủ lâu năm trong thùng gỗ sồi cho hương vị thơm ngon, mặc dù so với Vodka thì độ cồn ngang nhau. Người này nói cafe cũng vậy, nếu uống cafe nguyên chất thì bị ép tim, và đó là lý do người ta cần cafe có pha chế, để ra được hương vị tổng hợp như Starbucks hay Amazon. Ông này nói, cafe Trung Nguyên so với cafe Starbucks chẳng khác nào rượu Vodka (chỉ có nước và cồn) đem so với những ly Whisky Scott cao tuổi vậy. Cafe Trung Nguyên rất lạc lõng, họ đang ở ao làng nội địa, nhưng lại hoang tưởng chinh phục thế giới. Chắc chắn 100% là thất bại mà thôi.

Mới đây, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên đình đám, đã lên báo nói rằng, tới một ngày, nói đến cafe, người ta sẽ nói đến Việt Nam. Có lẽ câu nói này làm cho rất đông người Việt trong nước thấy thán phục, nhưng với những chuyên gia phân tích thị trường, có am hiểu về thức uống cafe, thì họ không tin là G7 của Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ cạnh tranh được với cafe của các nước trên thế giới. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ muốn dạy cho thế giới uống cafe kiểu Việt Nam sao? Khó hơn lên trời hái sao.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://thanhnien.vn/chu-tich-tap-doan-trung-nguyen-dang-le-nguyen-vu-toi-mot-ngay-noi-den-ca-phe-the-gioi-se-nghi-toi-viet-nam-185230625071014779.htm