Người thiểu số bị cô lập

Link Video: https://youtu.be/k2KO9n8_Nn4

Ngày 21/6, RFA có bài, “Chính sách “Đại đoàn kết dân tộc” của Việt Nam: Nói một đằng làm một nẻo…”

RFA cho biết, 5 ngày sau vụ nổ súng tại hai trụ sở Ủy ban Nhân dân xã ở Đắk Lắk, khiến 9 người thiệt mạng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, lại khẳng định lập trường đại đoàn kết toàn dân tộc là “đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

RFA dẫn lời nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huy, từ nước Pháp bình luận rằng, trên giấy tờ, lý thuyết, thì Ủy ban Hợp tác Dân tộc vẫn tạo điều kiện để giữ gìn bản thể, 54 dân tộc Việt Nam là một gia đình, không gì thay đổi được.

“Ở các thành phố lớn như Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Pleiku… hoặc là ở các xã lớn, nơi những người dân tộc thiểu số định cư, sinh sống trong các khu dân cư, thì con cái họ vẫn được đi học, được sự giúđỡ và có một số trường dạy nghề cho những người này nữa… Nhưng mà số này là thiểu số chứ không có nhiều đâu”, Ông Huy cho biết.

RFA dẫn lời ông John Huy, người sáng lập nhóm “Nhân quyền cho H’mong” nói rằng, những chính sách nêu trên chỉ là lý thuyết:

“Những chính sách đưa ra được nói là để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ là bức bình phong. Người ta chỉ nói cho đẹp thôi, chứ thực sự, đến với các địa phương thì nó hoàn toàn ngược lại với những điều mà họ rêu rao, tung hô ở các kênh truyền thông.”

Đồng quan điểm, RFA dẫn lời bà Becky, một người Thượng đang ở Thái Lan, cho rằng:

“Chính quyền nói như vậy chẳng qua là để cho Quốc tế hoặc là cộng đồng người Kinh nghĩ rằng, Chính phủ đã rất ưu tiên cho cái “đám” người dân tộc, mà cái “đám dân tộc” này bây giờ lại không biết ơn, mà còn chống phá nhà nước.”

Ông John Huy cho biết, các cuộc đàn áp, phân biệt đối xử nhắm vào cộng đồng H’mong theo đạo Tin Lành hay đạo Dương Văn Mình vẫn đang tiếp diễn:

“Theo chúng tôi điều tra thì có đến cả chục ngàn người H’mông từ phía Bắc di chuyển xuống phía Nam ở các vùng Tây Nguyên hiện phải sống trong cảnh vô tổ quốc, tức là họ không có bất kỳ một loại giấy tờ nào, chính quyền không công nhận sự tồn tại của họ.”

Hình: Bài trên RFA

Bà Becky xác nhận, chính quyền còn áp dụng chính sách cô lập những cộng đồng sắc tộc ở Tây Nguyên. Bà cho biết thêm:

“Đối với những người nước ngoài muốn vào thăm cộng đồng của người Tây Nguyên thì rất là khó. Họ phải thông báo vi chính quyền địa phương dù họ đã có visa vào Việt Nam rồi.

Lý do có thể là vì những báo cáo của Việt Nam về những người sáng tạo sắc tộc rất là đẹđẽ, hay ho, rằng những người này được sống trong một môi trường và không gian an toàn, không gian văn hóa được tôn trọng… Nhưng sự thật thì nó không phải như vậy cho nên chính quyền ngăn những người nước ngoài tới thăm các cộng đồng người bản địa.”

Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy phân tích:

“Chính quyền Cộng sản lo ngại bởi vì người Thượng họ chỉ nghe theo những người lãnh đạo tinh thần, là những ông giáo sĩ, mục sư, cho nên họ muốn vùi dập những mục sư hay linh mục hướng dẫn người Thượng.”

Theo bà Becky, chính những người Thượng theo đạo Tin Lành, khi bị bắt, họ còn không hiểu rõ những điều luật mà họ bị kết tội, cũng như không biết gì về cái gọi là “chính sách đại đoàn kết dân tộc” mà chính quyền Việt Nam áp đặt, buộc họ phải tuân theo.

RFA cho biết thêm, Quốc hội khoá XV hiện nay đang có 89/500 đại biểu là người đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo ông Huy, tiếng nói của những người này hoàn toàn không có giá trị gì trong việc thay đổi chính sách hay cách mà chính quyền Việt Nam đang đối xử với các cộng đồng dân tộc thiểu số.

“Đại biểu Quốc hội là những người chuyển biểu quyết theo lệnh chứ họ không kháng quyết được. Mình thấy là 89 hay 50 hay 100 thì cũng không ăn thua gì hết bởi vì chính những người đại biểu quốc hội không có tiếng nói trong Quốc hội.”

Hình: Người H’Mông bị “vạch trần” và phải ly hương, sống bất hợp pháp ngay trên đất nước này

Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Báo chí Cách mạng Việt Nam ngày càng bị kiểm soát chặt hơn

>>> Nguy cơ đối với người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan

>>> Xã hội biết tiếp nhận chỉ trích mới có khả năng giải quyết vấn đề

>>> Lãnh đạo có tự hỏi, vì sao nông dân Thái lại giàu hơn nông dân Việt?

Tây Nguyên vẫn tiềm ẩn rủi ro cao