Link Video: https://youtu.be/PSzGmGqq2Ek
Ngày 15/3 vừa qua, nhiều báo chí trong nước đưa tin, Việt Nam sẽ tiến tới sửa đổi, hoàn thiện chính sách về thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế theo hướng tăng số nước miễn visa, kéo dài thời gian lưu trú phù hợp.
Đó là yêu cầu của ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị toàn quốc về phục hồi ngành du lịch hậu đại dịch Covid.
“Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở đường bay thẳng nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm”, báo Dân Trí dẫn lời ông Phạm Minh Chính khẳng định.
Phát biểu trên của ông Chính diễn ra trong bối cảnh ngành du lịch chưa có nhiều khởi sắc sau thời gian đóng cửa vì dịch Covid.
Tại Hội nghị trên các ý kiến nói rằng “Chính sách về thị thực được xem là một “điểm nghẽn” trong việc phục hồi ngành du lịch của Việt Nam sau đại dịch.”
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị(HDQT) Công ty Vietravel Corporation, chia sẻ với báo Thanh Niên ngày 10/3/2023 rằng, khách quốc tế vẫn chưa tới VN, lý do đầu tiên là “khóa” visa. Dù mở cửa từ đầu năm nhưng đến nay, khách xin visa vào VN rất khó khăn, đặc biệt là khách đi tự túc. Họ bị yêu cầu phải mua tour qua các công ty du lịch, phải đối mặt với những thủ tục nhập cảnh rắc rối và thời gian chờ xét duyệt hồ sơ kéo dài
Ông Kỳ dẫn câu chuyện Nga là nước xét duyệt visa rất khó khăn, nhưng khi tổ chức World Cup 2018, họ sẵn sàng chấp nhận xem tấm vé coi bóng đá với thị thực, ông Kỳ nhấn mạnh các nước sử dụng visa linh hoạt theo từng chủ đề, chủ điểm, từng thời điểm với mục tiêu phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh du lịch, hình ảnh quốc gia, không cứng nhắc theo nguyên tắc có đi có lại.
Việt Nam hiện chỉ miễn thị thực cho khách du lịch đến Việt Nam trong khoảng 15-30 ngày. Và số quốc gia được miễn khoảng 24 nước. Trong khi đó các nước xung quanh trong khu vực như Malaysia miễn thị thực cho 162 quốc gia, Singapore cho 162 quốc gia, Phillipines cho 157 quốc gia, Nhật Bản cho 68 quốc gia, Hàn Quốc miễn cho 66 quốc gia, Thái Lan 64 quốc gia… Các nước trên hầu hết cấp và cho phép nhập cảnh bằng thị thực điện tử với thời gian lưu trú dài lên 6 tháng và nhiều lần nhập cảnh ra vào.
Thực tế này khiến cho nhiều doanh nghiệp than phiền về chính sách thị thực với Chính phủ khi du khách quốc tế đổ sang các điểm đến khác trong khu vực và ngành du lịch Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
Sau đại dịch, du lịch Việt Nam mở cửa sớm, nhưng lượng khách du lịch quốc tế chưa được như mong muốn và mục tiêu đề ra. Năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu đón 5 triệu khách du lịch nhưng thống kê cho thấy, Việt Nam chỉ đón được 3,6 triệu khách.
Trong năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế thì Thái Lan đón 40 triệu; năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu 8 triệu thì Thái Lan đã đón được 25 triệu và đến năm 2027, họ đặt chỉ tiêu là 80 triệu khách.
“Nếu không thay đổi kịp thời, Việt Nam có thể tụt lại xa so với các nước láng giềng trong khu vực trong cuộc đua phục hồi du lịch vì một số nước Đông Nam Á đã nới lỏng các quy định về thị thực du lịch để thu hút du khách quốc tế”, bà Trần Nguyện, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Sun Group nói tại một cuộc hội thảo do Báo Thanh Niên tổ chức vào tuần trước.
Trước đó, vào ngày 17/2/2022 Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham) cũng đã kiến nghị chính phủ Việt Nam nên mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực cho tất cả các quốc gia thuộc EU và kéo dài thời hạn miễn visa từ 15 ngày lên 30 ngày.
Nhiều du khách nước ngoài đã phàn nàn về chính sách thị thực hiện tại của Việt Nam, nói rằng thời gian lưu trú quá hạn chế và họ không có đủ thời gian để khám phá nhiều vùng khác nhau của Việt Nam. Điều này gần như là cản trở họ đến với Việt Nam.
Du lịch Việt Nam được kỳ vọng là ngành kinh tế tạo ra hàng triệu việc làm, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia, kích thích sản xuất và xuất khẩu tại chỗ.
Việt Nam đặt chỉ tiêu đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phải đạt 47-50 triệu lượt và ngành du lịch đóng góp khoảng 14-15% GDP, nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%.
Quang Minh- Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phạm Minh Chính không biết người, không biết ta, Đảng trăm trận trăm bại
>>> Thủ tướng Chính nắm quân đông, Tổng Trọng nắm tinh binh. Chiến nhau sẽ ra sao?
>>> Báo động! Chính quyền tỉnh Bình Định đang dựng Formosa thứ nhì
Nguy cơ bệnh liên cầu lợn lây lan