Link Video: https://youtu.be/CjfQ9-QFY_4
Cuộc chơi nào cũng vậy, quyền lực không cân bằng thì sinh độc tài. Xét nền chính trị Việt Nam, không có đảng đối lập với Đảng Cộng sản thì sinh ra chế độ độc tài toàn trị. Trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng vậy, không có phe cánh nào đủ mạnh để cân bằng quyền lực với ông Nguyễn Phú Trọng thì ông ta sẽ lộng hành, muốn bắt ai thì bắt, muốn trảm ai thì trảm.
Ở nhiệm kỳ 2011 – 2016 còn có thế lực Nguyễn Tấn Dũng cân bằng với thế lực Nguyễn Phú Trọng, nên ông Trọng khó có thể lộng hành. Giờ đây, thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng ngày một áp đảo phần còn lại, thì rõ ràng, phe yếu hơn chỉ làm một chuyện duy nhất là đi nhẹ nói khẽ, tránh động chạm để yên thân. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, khi ông Trọng thấy đối thủ rụt rè thì ông lại càng mạnh may.
Ngày 14/4/2019, khi đang vi hành về “hang ổ” của ông Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang, ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ gục ngã một cách bí hiểm. Dù cho báo chí nhà nước thông báo rằng, ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ, nhưng giới thạo tin không tin lắm loại thông tin này. Cú ngã bệnh của ông Nguyễn Phú Trọng tại Kiên Giang làm ông hoảng sợ, không bén mảng tới vùng đất miền Nam. Cho đến ngày 23/9/2022 ông mới vào TP. HCM, bởi lúc này ông được Nguyễn Văn Nên chuẩn bị thật an toàn để ông đến làm việc.
Không biết bệnh của ông Trọng là do bị đối thủ chính trị “hồi mã thương” một đòn hiểm, hay do ông bị đột quỵ thật. Tuy nhiên, sau suốt 3 năm 5 tháng 9 ngày, ông Nguyễn Phú Trọng mới dám vào lại miền Nam sau khi được thuộc hạ bảo vệ đến tận răng là sự thật. Nếu vì bệnh tự nhiên, làm sao ông Trọng lại bị ám ảnh với vùng đất miền Nam đến thế?
Đấy là ông mới chỉ đến đất Sài Gòn, nơi có Nguyễn Văn Nên quản lý, còn đất Kiên Giang thì sao, liệu ông Nguyễn Phú Trọng có dám quay lại đó lần 2 hay không? Có người nói “có cho vàng ông Nguyễn Phú Trọng cũng không dám bén mảng vào Kiên Giang một lần nữa”. Câu nhận xét này đến nay vẫn đúng, chỉ có một mình ông Nguyễn Phú Trọng mới có thể chứng minh câu nhận xét đó là sai.
Kể cũng xui cho gia đình Nguyễn Tấn Dũng, khi cú ngã bệnh của ông Trọng vào ngày 14/4/2019 đã không đoạt được mạng ông Tổng Bí thư. Nếu không thì giờ đây, Nguyễn Thanh Nghị đã không phải vất vả ngồi đợi mãi mà vẫn chưa lên được ghế Phó Thủ tướng, hoặc thò chân vào mâm cao của Bộ Chính trị như Võ Văn Thưởng.
Nói cho cùng, trò chơi trên thượng tầng chính trị của Đảng Cộng sản là tranh giành và diệt nhau nếu cần. Mỗi nhiệm kỳ Trung ương Đảng, cứ lai rai vài ông quan to “lăn đùng ra” vì mắc bệnh lạ, là chỉ dấu cho thấy, các đồng chí trong Đảng Cộng sản không cùng chí hướng với nhau. Họ cắn xé nhau khốc liệt, nhẹ thì đẩy nhau vào tù, nặng thì tiễn đồng chí về âm phủ gặp Bác Hồ của họ.
Ông Phạm Minh Chính là Thủ tướng được đánh giá là bản lĩnh. Ông hất Nguyễn Xuân Phúc ra khỏi ghế Thủ tướng và đè được Vương Đình Huệ. Tuy nhiên, ông Chính cũng đang rất bị động trước ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Làm chính trị mà để đối thủ dồn mình vào thế thủ là không tốt. Công nhiều thì đến lúc “đốt lưới”, không biết ông Phạm Minh Chính có nhận ra nguy cơ đó không?
Trò chơi chính trị là không khoan nhượng, được ngồi vào ghế Thủ tướng là một thuận tiện. Bởi vì chiếc ghế này đã mang lại quyền lực rất lớn cho ông Phạm Minh Chính. Ông Nguyễn Tấn Dũng từng làm mưa làm gió khi ông ngồi ghế Thủ tướng, và dù đã về vườn, ông vẫn có thể (hoặc may mắn) khi cho đối thủ chính trị dính đòn “hồi mã thương” đến thập tử nhất sinh. Nếu lúc đó, ông Ba Dũng may mắn hơn, thì giờ đây, Phạm Minh Chính – Nguyễn Thanh Nghị đã không phải vất vả chống đỡ.
Làm đến Thủ tướng mà nhát tay thì có ngày đối thủ sẽ thẳng tay với mình. Hiện nay, kẻ dám cho đồng chí về với Bác Hồ không ít, không biết ông Phạm Minh Chính có dám “chơi tới bến” với kẻ hay ức hiếp người khác hay không?
Đại Hiếu – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Ban Tuyên giáo thích nắn gân và dạy đời bị lố gây phản ứng
>>> Việt Nam lắm chuyện khôi hài
>>> Tương lai của giới lãnh đạo Việt Nam
Tổng Trọng vẽ bùa, Thủ Chính bước mãi không qua