Ngành bất động sản của Việt Nam sau nhiều năm bị nhóm lợi ích thao túng, giờ giá bất động sản vượt quá xa tầm tay người trung lưu. Hồi tháng 7/2022, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, trước đây 5 năm, người lao động Việt Nam có thu nhập trung bình phải dành tới 30 năm tiền lương để mua một căn hộ, hiện tại con số này lên tới 57 năm. Nguyên nhân là do đâu?
Nguyên nhân là do các nhóm lợi ích bất động sản thổi giá bán kiếm lời khẩm. Các doanh nghiệp bất động sản như Tân Hoàng Minh, FLC, Vạn Thịnh Phát vv… đều lợi dụng kẽ hở thị trường chứng khoán vét tiền nhà đầu tư, đẩy hết rủi ro về cho họ. Ngoài ra các doanh nghiệp này còn thổi giá bất động sản lên thật cao rồi bán ra kiếm lời cho thật nhiều. Hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản đều ăn hai đầu, vừa ăn trên thị trường chứng khoán vừa ăn trên thị trường bất động sản. Nó làm méo mó thị trường này.
Việc đẩy giá bất động sản lên quá cao làm cho người dân ngày càng xa vời với giấc mơ có nhà. Người dân muốn mua được nhà thì phải mất hết cả cuộc đời lao động mới có thể mua. Dân không an cư thì khó mà lạc nghiệp. Cái hại cho xã hội bị các doanh nghiệp bất động sản có thế lực gây ra là vô cùng lớn cho đời sống dân sinh.
Nguyên tắc trong kinh doanh là, lời ăn lỗ chịu. Novaland, Vingroup, Hưng Thịnh vv… có bao giờ chia lợi nhuận của họ cho dân khi họ lời đậm hay không? Khi thị trường bất động sản đóng băng thì họ lại yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải cứu họ, vậy là không công bằng. Khi lời thì không chia cho ai, khi lỗ thì bắt nhà nước chăm cho họ. Thật là bất công xã hội.
Ngày 8/2, hàng loạt ông lớn trong ngành bất động sản đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, cho cơ cấu nợ, giảm lãi suất. Nói là “cơ cấu lại nợ” là nói tránh, thực chất là gia hạn nợ để những ông “chúa chổm” tìm cách móc tiền từ túi nhà đầu tư để trả nợ. Hiện nay ông Phạm Nhật Vượng đang dùng công ty VMI để dụ nhà đầu tư giao tiền cho ông, còn ông thì giữ nhà của nhà đầu tư. Ông Vượng tính làm “vố lớn” để hút tiền từ nhà đầu tư nhẹ dạ mà thanh toán nợ.
Nợ đến kỳ hạn họ không thanh toán, đòi gia hạn, còn đòi giảm lãi suất. Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế, nó là một trong những công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ. Giảm lãi suất là bơm tiền, mà bơm tiền thì tiền có nguy cơ lạm phát. Mà lạm phát thì dân chịu chứ ai chịu? Lạm phát là cách nhà nước móc tiền từ túi dân mà dân không biết. Như vậy giảm lãi suất có phải là siết cổ dân để nới thòng lọng cho các đại gia bất động sản hay không?
Năm 2022, Novaland là doanh nghiệp xém “tắt thở” vì nợ và giá cổ phiếu lao dốc. Đến nay Novaland mới vừa thoát khỏi “nguy kịch”, nhưng vẫn còn đang nằm trong nhóm có thể tróc gốc nay mai. Còn VinGroup thì đang tồn kho 66 ngàn tỷ bất động sản mà không biết tống đi bằng cách nào. Vinhomes hàng ế, VinGroup kẹt tiền, Vinfast đang đốt tiền. Cho nên VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng cũng chẳng khá hơn gì Novaland. Còn Hưng Thịnh thì cũng chẳng khấm khá gì. Nói chung, nhóm đại gia bất động sản giờ đang ở vào thế như là “cùng đường” vậy. Tìm mọi cách để nhà nước cứu họ.
Novaland và Hưng Thịnh thì chủ yếu làm bất động sản, tuy nhiên, VinGroup còn “đèo bồng” làm thêm ô tô công nghệ. Tình hình mảng ô tô công nghệ của VinGroup hiện nay rất ảm đạm. Non trẻ nhưng thiếu tử tế trong vấn đề kinh doanh nên bị thế giới bóc phốt. Không biết, VinFast trên đất Mỹ sẽ “lây lất” được bao lâu nữa rồi lịm?
VinGroup là doanh nghiệp Việt Nam, đáng lẽ ra nó được dân Việt Nam ủng hộ, tuy nhiên, nó đã cậy quyền cậy thế bức ép người tiêu dùng. Đạo đức kinh doanh thấp, nên khó mà để lại nỗi buồn cho người Việt khi nó “sụm bà chè”.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vtc.vn/dan-thuong-viet-nam-57-nam-tien-luong-moi-mua-noi-mot-can-ho-ar688379.html
https://zingnews.vn/vingroup-novaland-hung-thinh-kien-nghi-gi-voi-nhnn-post1399924.html