Vấn đề của VinFast nói riêng và VinGroup nói chung luôn được Thoibao.de chăm sóc thật kỹ. Thoibao.de luôn đứng về phía người tiêu dùng, không tự hào những giá trị ảo. Vì thế tình hình sức khỏe tài chính của Tập đoàn VinGroup luôn được Thoibao theo dõi sát sao và phân tích kịp thời. Bởi rất nhiều đại gia ở Việt Nam hiện nay không đi lên bằng cách mang lại những giá trị bền vững, mà ngược lại, họ đẩy thành phần thấp cổ bé họng vào thế phải chịu thiệt thòi.
VinGroup là một doanh nghiệp độc tài thao túng truyền thông và thao túng cả Bộ Công an, đây là cách làm ăn cậy quyền cậy thế. Nó là loại doanh nghiệp không bền vững bởi nó dựa vào chính trị để làm ăn kinh tế. Những doanh nghiệp như vậy, nó sẽ bóp chết những doanh nghiệp chân chính nhưng thiếu sự đỡ đầu của chính quyền. Cái hại mà do nó gây ra khó mà cân đo đong đếm.
Những doanh nghiệp vững bền là những doanh nghiệp dựa vào cơ chế thị trường, lấy khách hàng làm gốc. Không ngừng đầu tư cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, mục đích là đem lại lợi ích cho khách hàng và từ đó khách hàng đem lại lợi ích cho họ. Nhìn lại những gì VinGroup đã làm thì khách hàng đã được tôn trọng chưa? Bao nhiêu xe bị cháy trơ khung, tài xế bị hóa than trong xe do họ sản xuất, nhưng họ chưa có một lời xin lỗi và cũng không hề giải quyết thỏa đáng cho khách hàng. Việc của họ là thao túng truyền thông, ém chìm xuồng những tiêu cực như thế.
Kinh doanh mà coi thường khách hàng thì đến lúc VinFast cũng phải trả giá. Xe chưa hoàn chỉnh, lỗi nghiêm trọng, nhưng vẫn bán ra thị trường. Điều này sẽ làm cho khách hàng đối diện với nguy hiểm tai nạn, đồng thời nó cũng phá hủy thương hiệu VinFast. Và khách hàng ngày càng quay lưng với VinFast là điều khó tránh khỏi.
Gieo gió thì ắt gặt bão, mới đây hãng tin Reuters đưa tin, nhà sản xuất xe điện của Việt Nam là VinFast lên kế hoạch cắt giảm một phần lực lượng lao động tại Mỹ. Việc này diễn ra trong bối cảnh VinFast đang nỗ lực tái cơ cấu tại thị trường nước ngoài lớn như Mỹ, khi họ phải hoãn đợt giao xe đầu tiên và chuẩn bị cho kế hoạch IPO.
Đợt giao hàng bị hoãn chỉ là bề nổi, nguyên nhân sâu xa là lỗi phần mềm và không loại trừ phần cứng cũng có vấn đề. Bởi lỗi phần cứng thì phần mềm cũng báo lỗi, chứ chưa chắc gì phần mềm lỗi. VinFast đã xuất khẩu 999 chiếc xe lỗi sang Mỹ, rồi họ xuất khẩu luôn văn hóa hối lộ sang Mỹ. Liệu rằng, VinFast có thể nào trụ vững được hay không?
Câu hỏi đặt ra là, bao giờ VinFast hết đốt tiền và kiếm lợi từ xe điện? Vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Cho tới thời điểm này, VinFast đã đốt 4,7 tỷ đô la và hiện nay nhà máy sản xuất xe vẫn chưa được xây dựng. Nếu dự án xây dựng này được khởi công, thì nó lại tiếp tục đốt tiền của VinGroup.
Theo tình hình kinh doanh của VinGroup hiện nay thì họ làm gì moi ra tiền mà đưa vào lò cho VinFast đốt? VinHomes, cỗ máy hái ra tiền cho VinGroup đang tồn kho bất động sản 66.000 tỷ đồng, vẫn chưa thể đẩy đi để thu hồi vốn kia mà? Tiền đâu? VinFast đã hy vọng vào nguồn vốn từ việc IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng tới giờ vẫn chưa thấy tín hiệu tích cực nào cả. Vì thế, khó lại chồng khó cho ông Phạm Nhật Vượng.
Hồi tháng 4/2022, Phạm Nhật Vượng bơm tiền cho báo chí nổ “banh nhà lồng” khi họ dự đoán sau IPO tại Mỹ, VinFast có thể vốn hóa lên đến 50 tỷ USD. Trong khi đó, hiện nay, VinFast đang cắt tới 30% nhân viên trong các hoạt động của trụ sở chính tại Việt Nam.
Việc cắt giảm nhân sự cho thấy, tình hình IPO đang không được khả quan cho lắm. VinHomes nợ như chúa chổm, VinFast vẫn đốt tiền như đốt vàng mã. Có thể nói, hình ảnh một VinFast chưa cứng cáp đã “sụm bà chè” đang hiện dần. VinFast của Phạm Nhật Vượng “khó vượt qua con trăng này”.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vietnambiz.vn/vinfast-dang-hinh-cua-mot-cong-ty-tri-gia-50-ty-usd-20210413113943995.htm