Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức mở đầu World Cup Qatar với tham vọng lớn. Thậm chí họ công khai nói tới mục tiêu vô địch. Nhưng thực tế lại quá thất vọng. Sau năm 2018, tuyển Đức lần thứ hai thất bại ở vòng loại. Đây cũng không phải là một tai nạn.
Bóng đá Đức đang gục ngã, thậm chí còn điêu tàn. Bất cứ ai nhìn thấy điều đó khác, đều là đánh giá sai thực tế. Giống như bốn năm trước, đội DFB đã thất bại ở vòng sơ loại – và việc lọt vào vòng 16 đội tại Giải vô địch châu Âu năm ngoái, thì kể cả những người lạc quan táo bạo nhất cũng chỉ coi là một mức cao tạm thời nhỏ nhoi. Nước Đức còn cách xa vị trí hàng đầu của thế giới. Và, thành thật mà nói, họ đã dậm chân tại chỗ trong bốn năm qua. Các bước mà Hansi Flick đã thực hiện với đội với tư cách là huấn luyện viên quốc gia tính theo tổng số là con số O. Tiến nhanh và lùi lại – không giành được không gian nào.
Và vào tối ngày 01/12, ảo tưởng rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn vào mùa hè năm 2024 đã biến mất. Giải Vô địch châu Âu tại Đức sẽ ra mắt sau một năm rưỡi nữa. Đến lúc đó, Flick lẽ ra phải định hình đội tuyển Đức là ứng cử viên vô địch. Hầu như không có bất cứ điều gì ở Doha có vẻ là ảo tưởng hơn điều đó trong những ngày qua. Các vấn đề khó khăn trong cấu trúc trong bóng đá Đức dường như quá lớn.
Cái nhìn ảm đạm từ bên ngoài
Nó bắt đầu từ nhân sự: Ngoài Antonio Rüdiger, còn thiếu một trung vệ thứ hai có đẳng cấp. Một bức tường thành cản phá như năm 2014 với Mats Hummels và Jerome Boateng đã không còn xuất hiện. Nico Schlotterbeck có thể có tiềm năng, nhưng anh ấy không có được phong độ và có quá nhiều lần bỏ cuộc trong trận đấu. Luôn có tranh cãi về Niklas Süle. Anh ấy cũng thiếu ít nhất sự nhất quán. Có lẽ Armel Bella-Kotchap sẽ là nhân tố lớn tiếp theo ở hàng phòng ngự Đức. Anh ấy gợi nhớ đến Boateng thời trẻ – nhưng anh ấy vẫn còn rất trẻ ở tuổi 20 và chưa có kinh nghiệm thi đấu quốc tế.
Triển vọng ở hai bên cánh phòng thủ và trong hàng tiền đạo thậm chí còn ảm đạm hơn. Phải và trái, Đức hiện chỉ có những người tầm tầm. Thilo Kehrer, Lukas Klostermann, David Raum, Christian Günter và Benjamin Henrichs – tất cả đều là những cầu thủ khá. Nhưng không ai thể hiện đẳng cấp thế giới, chẳng có ai kết hợp được các phẩm chất của Alphonso Davies, người mà Flick rất muốn có cầu thủ Đức tương đương cho định hướng chiến thuật tấn công của mình. Vì vậy, ông ta phải quyết định chọn một cầu thủ phòng ngự ổn định hay gây áp lực lên tuyến trên.
Trong hàng tiền đạo, Kai Havertz hiếm khi dùng hành động để nuôi dưỡng được danh tiếng đẳng cấp thế giới vốn được ứng trước của mình. Có thể một ngày nào đó Youssoufa Moukoko sẽ giải quyết vấn đề. Anh ấy có tài năng lớn, nhưng mới tròn 18 tuổi (!).
Và Flick cũng sẽ phải tự đặt câu hỏi. Ông ta đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm niềm tin của mình so với thực tế của đội? Ông ta đã thể hiện bao nhiêu dũng khí khi sắp xếp đội hình? Bất chấp điều này, Flick vẫn là người phù hợp. Ông ta đã cho thấy ở Bayern Munich cách ông ta có thể nhanh chóng dựng lại những đội đang suy sụp. Tuy nhiên, ở đó không phải do thiếu chất lượng ở cấp độ cao nhất mà phần lớn là do các cầu thủ thiếu tự tin.
Mâu thuẫn vô lý giữa tự đánh giá và thực tế
Để vực dậy nền bóng đá Đức, bước đầu tiên là phải trung thực thừa nhận: Tham vọng là tốt, nhưng ảo tưởng là tai hại. Có nhiều ý kiến cho rằng những ồn ào xung quanh băng “One Love” đã gây gánh nặng quá lớn cho các cầu thủ. Năm 2018 là bức ảnh của Mesut Özil và Ilkay Gündogan chụp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan.
Lời chỉ trích này nhằm vào người đứng đầu DFB, Chủ tịch Bernd Neuendorf và Giám đốc Oliver Bierhoff. Họ đã thất bại trong việc giảm áp lực cho đội. Sự đầu hàng trước lệnh cấm của FIFA về băng đội trưởng và dấu hiệusẵn sàng bồi thường đã được thực hiện trên lưng của các cầu thủ. Không phải ai cũng thành công trong việc cân bằng giữa trách nhiệm đạo đức bị bắt buộc và việc thi đấu trên sân.
Không giống như Flick, trừ khi bản thân ông ta nghĩ đến việc rút lui, thất bại thứ ba trong bốn năm có thể gây nguy hiểm cho Bierhoff. Ông ta đã lạm dụng bóng đá Đức. Ông ta đã làm nguội lạnh tình cảm của người hâm mộ bằng những tiếp thị kỳ lạ. Đôi khi, đặc biệt là vào mùa hè năm 2018, đội DFB giống như một sản phẩm nhân tạo và không còn là đội bóng mà nước Đức luôn chúc phúc.
Đội tuyển Đức đã không bao giờ có thể giải thoát khỏi tất cả những gánh nặng đó – giờ đây nó đã sụp đổ lần thứ ba. Việc thậm chí không đủ để vượt qua vòng sơ loại cho thấy sự mâu thuẫn vô lý giữa tự đánh giá và thực tế.
Lê Anh – Thoibao.de