Link Video: https://youtu.be/HbfhKAMm4Ek
Ông Trần Đại Quang, ông Phùng Quang Thanh, ông Nguyễn Bá Thanh vv… đều chọn nước ngoài chữa bệnh, mà không chọn Việt Nam. Việc này được nhiều người giải thích rằng, y học các nước tiến bộ cao hơn y học Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế thì khi ông Nguyễn Phú Trọng bất ngờ ngã bệnh tại Kiên Giang ngày 19 tháng 4 năm 2019. Bệnh rất nặng nhưng ông Trọng lại không đi nước ngoài chữa trị như các đồng chí của ông, mà ông chọn ở Việt Nam chữa bệnh.
Như vậy, y học Việt Nam có thể thấp hơn nước ngoài, nhưng không đến nỗi quá yếu kém đối với các nước tiến bộ. Nếu quá yếu thì ông Trọng đã đi nước ngoài để đảm bảo mạng sống chứ ở Việt Nam làm gì? Đó là nghịch lý mà Thoibao.de muốn đào sâu vấn đề này.
Thực tế cho thấy, cho dù ông Trần Đại Quang và ông Nguyễn Bá Thanh có chọn nước ngoài để chữa bệnh thì hai ông cũng không thể tránh khỏi lưỡi hái tử thần. Vậy thì đi nước ngoài làm chi cho tốn tiền? Những bệnh mà ông Trần Đại Quang và ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh không thể chữa trị. Có người cho rằng, mắc bệnh tự nhiên thì dễ chữa trị hơn là bị đầu độc. Ai bị đầu độc thì thường là dính những chất kịch độc không thể chữa.
Hiện nay việc chăm sóc sức khỏe cho quan chức cấp cao có Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương lo. Đây là cơ quan của Đảng được lập ra để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho các quan chức. Những nơi chữa trị cho các quan chức là các bệnh viện tuyến đầu như, Bệnh viện Quân y 108. Các thiết bị y khoa, các chuyên gia đầu ngành ở nơi đây không thua kém gì các bệnh viện lớn trên thế giới và chính ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn nằm tại bệnh viện Quân y 108 chứ không đi nước ngoài như các đồng chí của ông.
Theo như tin tức chúng tôi có được, thì Ban Chăm sóc Sức khỏe Trung ương không phải là một cơ quan độc lập. Nó nằm dưới quyền điều khiển của một người hoặc một nhóm người có thế lực chính trị nào mạnh nhất. Hiện nay cơ quan này nằm trong tay ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên ông Trọng không cần phải đi đâu, mà cứ ở Việt Nam thì vẫn được chăm sóc tốt, không thua bất kỳ bệnh viện lớn nào.
Tuy nhiên, nếu một quan chức mà không thuộc phe đang nắm Ban Chăm sóc Sức khỏe, thì đó lại là một rủi ro. Thay vì chữa bệnh, thì họ lại làm việc khác theo mưu đồ chính trị của bề trên. Lúc đó, không những bệnh không khỏi mà rủi ro mất mạng còn cao hơn. Và đó là lý do nhiều quan chức đang ở cửa dưới mà bị ngã bệnh, thì tốt hơn hết nên ra nước ngoài chữa trị cho chắc. Với các bệnh viện nước ngoài, họ toàn tâm toàn ý chữa trị cho bệnh nhân, chỉ khi nào họ bó thay thì thôi.
Thực ra tầm ủy viên Bộ Chính trị và một số ủy viên Trung ương Đảng đang nắm các chức vụ lớn ở Trung ương, thì hoàn toàn được chăm sóc y tế theo tiêu chuẩn. Trên chính trường hiện nay, nếu không theo phe này đấu phe kia thì không bao giờ tiến thân được. Những con người dửng dưng với trò kéo bè kết cánh thì không chóng thì chầy cũng bị loại khỏi cuộc chơi.
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn sống là cánh tay đắc lực của ông Tổng Bí thư. Tuy nhiên, vì lúc đó ông Tổng Bí thư chưa mạnh nên ông Thanh mới dính một cú đấm trời giáng và đã mất mạng. Đến thân với ông Tổng mà còn không tin bệnh viện Việt Nam thì còn ai tin được?
Chỉ có ai nắm chắc hệ thống chăm sóc y tế đặc biệt dành cho Trung ương Đảng thì người đó mới tự tin. Hiện nay, chỉ có một mình ông Nguyễn Phú Trọng tin tưởng hệ thống chăm sóc y tế của Đảng, hầu hết là đều tránh xa nó.
Ngành y tế khi làm công cụ cho những thế lực chính trị thì rất nguy hiểm, tội ác nó tạo ra còn kinh khủng hơn các loại tội ác khác. Thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hitler đã dùng rất nhiều bác sỹ ma quỷ để thử nghiệm lâm sàn các phương pháp diệt chủng trên người sống trong các trại tập trung. Y tế phục vụ mưu cầu chính trị, ai biết đều phải tránh né, nếu không thì hối hận không kịp.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Cánh Miền Nam mượn cớ để khua chiêng khua trống diễu võ dương oai trước mặt ông Tổng?
>>> Ăn gần 4 triệu đô được hưởng án treo. Tội dày án mỏng cho quan và bản chất chế độ
>>> Tỷ phú đô la Vượng Vin “đói quá cào cấu lung tung”. Núi đô sao anh Vượng lại “đói”?
Phải chăng đàn áp khách hàng là tôn chỉ của VinGroup?