Link Video: https://youtu.be/M3yhFjsumOc
Hiện nay là thời gian thích hợp nhất để ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho họp bàn để tiến hành ra quân tấn công vào các vụ án lớn. Hội nghị Trung ương 6 thì cũng đã chốt danh sách những quan chức nào bị phế truất, địa phương nào bị soi. Kỳ họp Quốc hội thứ 4 của khóa XV cũng vừa kết thúc và đã đến lúc hành động.
Nhờ cái lò được duy trì nhiều năm qua mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới trở thành thế lực mạnh nhất trong các chân trụ của nhóm Tứ Trụ. Hơn nữa, nhiệm kỳ thứ 3 của ông Tập Cận Bình cũng đã làm việc với ông Nguyễn Phú Trọng để bàn về chính sách quan hệ giữa hai nước. Ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm trong tay vũ khí lợi hại nhất mà các đối thủ của ông không có, đó là mối quan hệ với Bắc Kinh. Cho nên, dù ông Trọng già nhưng quyền lực không yếu, nên khối kẻ lo sợ những hành động của ông.
Theo thông lệ, để dọn đường cho ông Tô Lâm có việc làm, ông Trọng cho Ban chỉ đạoTrung ương về phòng chống tham nhũng làm việc trước. Khi Ban này có kết luận điều tra thì tùy thái độ của người bị kiểm tra mà ông Trọng cất nó vĩnh viễn trong ngăn kéo, hay chuyển sang cho ông Tô Lâm thực hiện điều tra bắt giữ.
Ngày 18 tháng 11, ông Nguyễn Phú Trọng cho họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất bổ sung 3 vụ việc vào diện theo dõi. Ba vụ việc bổ sung đấy là những tiêu cực ở Hà Nội và Đồng Nai. Tại Đồng Nai, nơi ông Trọng cho quét mạnh, nhưng ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP HCM, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai vẫn còn nhởn nhơ.
Theo Ban Chỉ đạo, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở được đẩy mạnh, số vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý tăng cao so với những năm trước. Các địa phương đã khởi tố mới 382 vụ án tham nhũng. Nhiều địa phương đã khởi tố cả uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, giám đốc sở, như: Lào Cai, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh… Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng tiêu cực các tỉnh, thành phố đã đưa gần 400 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Cuộc họp này được xem là lần chuẩn bị cho ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an tác chiến. Vụ án Việt Á vẫn còn nhiều người chưa bị sa lưới nên cần phải tiếp tục.
Cũng trong ngày 18 tháng 11, bà Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 45 tuổi, nguyên kế toán trưởng CDC của tỉnh Bình Phước, bị cáo buộc sai phạm liên quan đến kit xét nghiệm Việt Á. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Minh Quang, 42 tuổi, chuyên viên Khoa Dược, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước (CDC) và bà Đinh Thị Vân, 40 tuổi, chuyên viên Khoa Xét nghiệm, bị bắt tạm giam về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Hơn 9 tháng qua, từ khi vụ án Việt Á bị phanh phui, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) và công an các địa phương đã khởi tố hơn 90 người và còn đang tiếp tục.
Trong những ngày sắp tới, có thể không những vụ Việt Á mà vụ chuyến bay giải cứu, vụ Vạn Thịnh Phát và vụ AIC sẽ được điều tra và bắt giữ thêm nhiều người nữa. Lần này người ta mong đợi có nhiều ủy viên trung ương Đảng nữa vào lò, bởi cấp bí thư tỉnh có người cũng đã đi tù vì Việt Á.
Các ủy viên trung ương Đảng đang là bí thư tỉnh uỷ, khối kẻ xanh mặt vì các cuộc họp của ông Nguyễn Phú Trọng. Rất nhiều người trong số này mong cho đừng rơi vào vòng lao lý đã là may mắn, chứ nói gì đến việc thăng chức cho nhiệm kỳ sau? Về phần ông Tô Lâm thì ngày một được việc cho ông Tổng Bí Thư. Mà càng được việc thì ông Tô Lâm càng có cơ hội được ông Tổng hỗ trợ trong vấn đề tiến vào Tứ Trụ và các kỳ hội nghị trung ương tiếp theo hứa hẹn sẽ có tranh giành trên thượng tầng chính trị Việt Nam.
Trân Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bộ Quốc Phòng, vùng tranh chấp ảnh hưởng của ông Tổng và ông Thủ tướng. Ai lép vế?
>>> Trần Sỹ Thanh ngồi trên than hồng “chém gió”, cẩn thận kẻo ngã vào lò!
>>> Quảng “nổ” huy động vốn – nhập nhèm giữa “vay” và “hợp tác”
Con tàu mang chữ Vinfast – sơn hay photoshop