Link Video: https://youtu.be/jJVRUP16y8Y
Ghế đã yếu mà dính sai phạm nghiêm trọng thì khiến ông Nguyễn Xuân Phúc là đối tượng bị công khích mạnh nhất. Lẽ ra khi mất ghế Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc nên ý thức được rằng, thời của ông đang bước qua bên kia sườn dốc. Ghế thủ tướng mà không thể giữ cho ông được thế và lực ở đỉnh cao thì ghế Chủ tịch nước khó mà giữ được cho ông yên vị.
Như thoibao.de đã đưa tin, ông Nguyễn Xuân Phúc đang bị ông Tổng xua quân tấn công mạnh, ghế Chủ tịch nước của ông liệu có còn trụ được qua khỏi Hội nghị Trung ương 6 hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cùng với vụ án Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu được khơi dậy ông Tô Lâm đã có trong tay thêm bằng chứng về sự liên hệ của người nhà ông Phúc với 2 vụ trọng án này.
Còn không bao nhiêu ngày nữa đến Hội nghị Trung ương 6, ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn đang cố chống với hy vọng là sẽ trụ lại được. Còn phía đối thủ, đang gọp tội gia đình ông Chủ tịch nước cho cuộc họp. Ngoài sai phạm động trời tại công ty Việt Á, người nhà của ông Chủ tịch Phúc cũng có dính đến vụ án chuyến bay giải cứu. Như vậy là cả 2 vụ trọng án, gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc đều bị dính.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã trải qua hơn 2 nhiệm kỳ làm Tổng bí thư, nhiệm kỳ đầu ông củng cố lực lượng để quật ông Nguyễn Tấn Dũng và ông đã thành công. Nhiệm kỳ 2 là ông lập lò đốt và người giúp ông làm công việc đốt lò hiệu quả, đấy không ai khác là ông Tô Lâm.
Đã 7 năm, ông Tô Lâm làm công cụ cho ông Tổng Trọng thì giờ cũng đến lúc ông Tổng hỗ trợ ông Tô thực hiện nguyện vọng của ông ta. Ở giữa nhiệm kỳ mà không vào tứ trụ thì xem như sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm kết thúc sau khi hết nhiệm kỳ này.
Trong 3 chân trụ phía sau ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thì chân trụ Chủ tịch Quốc hội là phe ta, trụ Thủ tướng vẫn còn đang vững, còn lại lại chân trụ Chủ tịch nước là khả dĩ nhất, chân trụ này dễ cho ông Tổng lật nên ông Tổng dồn sức để loại ông Nguyễn Xuân Phúc khỏi ghế.
Theo như chúng tôi được biết, càng gần ngày khai mạc hội nghị tình hình càng căng thẳng, khả năng ông Nguyễn Xuân Phúc bị ép phải rời ghế là rất cao. Lúc này hầu như không ai hỗ trợ ông Phúc, chỉ một mình ông gồng gánh chịu đựng. Trong khi phía bên kia, ông Tổng Bí Thư đang lựa người thay thế như chuyện ông Chủ tịch nước rời ghế là điều hiển nhiên vậy.
Thế lực ép ông Chủ tịch nước rất hùng hậu, người đứng đầu cho chủ trương này là ông Tổng, phía sau ông Tổng là Tô Lâm, bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng tiếp sức, phía sau Tô Lâm có cả ban bệ của ông Trần Quốc Tỏ, một thế lực khá mạnh trong Bộ Công an. Bình thường, Trần Quốc Tỏ không hợp với ông Tô Lâm cho lắm, nhưng trong trận chiến bứng ghế ông Chủ tịch nước thì không những ông Tô Lâm được lợi mà ông Trần Quốc Tỏ cũng có cơ hội lên ghế Bộ trưởng.
Với lực lượng hùng hậu như thế mà không bứng được ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thì ông Tổng bí thư cần xem lại thế lực của ông có thực sự mạnh vô đối hay không? Về phần ông Chủ tịch Phúc, ông bị bủa vây đến thế mà ông trụ lại được chiếc ghế Chủ tịch nước thì có lẽ ông cũng không nên bi quan về sức yếu của bản thân.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, ai vào Tứ Trụ cũng gần như đã chấp nhận những hậu quả khốc liệt nhất khi tham gia đấu nhau. Ông Trần Đại Quang cũng đã từng chọn cách bám tới cùng và phải trả giá, không biết ông Nguyễn Xuân Phúc có bám như ông Quang hay không? Và nếu ông bám như ông Quang thì ông có bảo đảm an toàn cho bản thân hay không. Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ cần sống sót qua cơn cuồng phong này mà sức khỏe không sao thì đấy cũng là một thông điệp. Hãy chờ xem cho đến lúc võ đài hạ màn.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phạm Bình Minh đang vùng vẫy. Chiến để thoát nạn?
>>> Đinh Văn Nơi bị án dí, chiến hay hàng?
>>> Vũ Đức Đam bị đá ra rìa nhiều hoạt động, khả năng “lên thớt” khá cao
Chưa bứng xong ông Chủ tịch, trên đường đua các ứng viên đã ra vạch xuất phát. Ai và ai?