Suốt một thời gian dài, Bà Nguyễn Phương Hằng và chồng bà là ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng Lò Vôi) tố ông thầy “lang băm” Võ Hoàng Yên lừa đảo thì sự việc ngày càng mất kiểm soát. Từ những mối quan hệ giữa ông Võ Hoàng Yên và các nghệ sĩ nổi tiếng, bà Hằng đã đi quá xa trong vấn đề tố giác tiêu cực của các nghệ sĩ này, mà đặc biệt là vấn đề từ thiện.
Việc bà Hằng tố ấy, những nghệ sĩ vẫn không thể chứng minh sự rõ ràng vấn đề thu chi khoản tiền từ thiện khổng lồ mà những nhà hảo tâm ủy thác. Tuy nhiên, cũng không có đủ cơ sở để buộc tội họ trước pháp luật. Đây là cuộc chơi “thắng làm vua, thua làm giặc”. Vấn đề là, một khi đã tố người khác có tội mà cơ quan điều tra không thể chứng minh tội người bị tố thì ắt người tố phạm tội vu khống. Với những bằng chứng mơ hồ, nhiều người cũng cho rằng, bà Nguyễn Phương Hằng rất dễ bị pháp luật sờ gáy và thực tế đã diễn ra đúng như vậy.
Nếu bà Nguyễn Phương Hằng bị tố về tội vu khống thì không việc gì để nói, đó là tội mà ai cũng có thể thấy được, tuy nhiên, điều mà nhiều người bất ngờ là chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã khởi tố bà Hằng với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, được quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).”
Cho đến giờ, nhiều người vẫn thắc mắc rằng, bà Nguyễn Phương Hằng “xâm phạm lợi ích nhà nước” chỗ nào? Không ai có thể chứng minh được lợi ích nhà nước bị xâm phạm như thế nào với các livestream tố các nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện cả. Phải chăng đây là một hình thức chụp mũ mà chính quyền CS Việt Nam đã chụp lên đầu bà Nguyễn Phương Hằng?
Được biết, trước khi bị bắt, bà đã bị lệnh tạm cấm xuất cảnh trong thời gian từ 16/2 đến 29/4/2022, được cho là liên quan tới việc bà liên tục thực hiện các buổi livestream mạt sát nhiều người, trong đó có các nghệ sĩ, người nổi tiếng. Mà mạt sát người dân thì làm gì liên quan đến lợi ích nhà nước?
Năm 2021, mạng xã hội sôi động hẳng lên với các livestream của bà Nguyễn Phương Hằng cáo buộc một số diễn viên, ca sĩ, người dẫn chương trình có tiếng như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên là ăn chặn tiền ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung trong các đợt quyên góp thiện nguyện hồi 2020, bà cũng ra các cáo buộc nặng nề về đời tư đối với một số người khác, như với ca sỹ Vy Oanh. Các buổi livestream dài hàng giờ đồng hồ của bà Phương Hằng từng gây ‘bão’ trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt người trực tiếp theo dõi với lượng bình luận, chia sẻ và tương tác rất lớn.
Những nội dung bà nói trong các buổi livestream, trong đó có rất nhiều thông tin cáo buộc người khác mà bà nói là bà ‘mơ thấy’ làm người ta nghĩ rằng bà đang nắm bằng chứng. Tuy nhiên bằng chứng ấy nếu không thuyết phục thì rất có thể bà bị kiện ngược lại là điều khó tránh khỏi. Việc livestream của bà Hằng tạo nên luồng dư luận tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng, giữa những người ủng hộ bà và những người bênh vực các nhân vật bị bà ‘điểm danh’.
Đụng tới các nghệ sĩ là “đụng tới ổ kiến lửa” như một nghệ sĩ bị tố cáo nói ra thì đấy là sự thật. Nghệ sĩ họ có tên tuổi, cuộc đời của họ gắn liền với danh tiếng nên bằng mọi giá họ phải bảo vệ. Mà giới nghệ sĩ thì họ không hề thiếu tiền để mời những luật sư giỏi để thực hiện vụ kiện cáo. Tuy nhiên, nói về tiền thì bà Nguyễn Phương Hằng cũng không hề thiếu. Bà cũng có thể thuê luật sư giỏi không kém cạnh ai.
Việc truy tố bà hằng là không có điều gì lạ, điều lạ là bà bị khởi tố theo điều 331. Bộ luật này có mức phạt từ nhẹ nhất là cảnh cáo, tới mức cao nhất là phạt tù 7 năm.
Vậy câu hỏi đặt ra là, Điều 331 là gì?
Điều luật 331 có hai khoản như sau:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội; và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Rõ ràng là bằ Hằng không xâm phạm lợi ích nhà nước, và cũng lại càng không ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Đây đơn giản là sự tranh chấp giữa bà Hằng và những người bị tố mà thôi. Xã hội không bị đe dọa, không bị mất an ninh. Vì thế, có thể nói đây là điều luật mơ hồ. Thực tế chính quyền CS Việt Nam đang áp dụng nó một cách tùy tiện. Chính vì thế mà mới đây, bảy tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam và 79 trí thức đồng soạn thảo một kiến nghị yêu cầu bãi bỏ ba điều luật trong Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bản Kiến nghị 117 có nội dung yêu cầu nhà nước bãi bỏ hoặc sửa ba điều luật trong BLHS 2015, gồm điều 109 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, điều 117 “Tội phán tán tài liệu nhằm chống nhà nước”; và điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.
Phải chăng có sự nhúng tay của chính quyền CS vào việc triệt hạ đại gia Dũng Lò Vôi?
Truy tố đúng người đúng tội thì thể hiện tính nghiêm minh của páp luật. Tuy nhiên truy tố đúng người nhưng không đúng tội thì rõ ràng đây là hành động truy tố có chủ đích. Điều dễ hiểu là, nếu chính quyền truy tố bà Hằng theo cáo buộc của những nghệ sĩ bị tố thì không thể là “xâm phạm lợi ích nhà nước” mà là tội phỉ báng, hoặc vu cáo mà thôi. Vì thế, trong sự truy tố này, dù có có giấu giếm nhưng nhiều người vẫn thấy bàn tay lông lá của chính quyền CS muốn triệt hạ đại gia Dũng Lò Vôi. Phải chăng, chính quyền nuôi cừu đã đủ lớn và đang chuẩn bị “thịt”? Rất có thể là như vậy. Diễn biến vụ án còn phức tạp, chờ xem chính quyền này đang giở trò gì? Họ luôn hô hào họ là “nhà nước pháp quyền” nhưng thực chất chính quyền này hành động rất tùy tiện, bất chấp dư luận./.
Nguyễn Hùng – Thoibao.de