Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=3U5Utufwwv0
Có vẻ như ước muốn lớn nhất của ông Nguyễn Phú Trọng ngày càng xa vời. Sau 5 năm thất bại tại chính trường, hiện nay thế lực ông Nguyễn Tấn Dũng đang hồi sinh rõ rệt. Muốn bắt được ông Nguyễn Tấn Dũng thì nên bắt trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2020, còn bây giờ thì thế cờ đã đổi thay. Thế lực Miền Nam của Lê Thanh Hải yếu, thế lực Trương Tấn Sang cũng sắp mất hết quyền lực. Thời nay là thời của thế lực Tây Ninh và thế lực Kiên Giang.
Với việc, Phạm Minh Chính làm đại biểu quốc hội tỉnh Cần Thơ thì xem như tiếng nói của gia đình Ba Dũng có ảnh hưởng lớn đến thành phố này. Ngoài việc con trai ông Nguyễn Tấn dũng nắm Bộ Xây dựng thì một thuộc hạ của Ba Dũng mới đây cũng được bổ về nắm bí thư tỉnh An Giang. Như vậy có thế nói, thế lực của ba Dũng đã nắm chắc một bộ, ảnh hưởng đến chính phủ, nắm chắc tỉnh nhà Kiên Giang và ảnh hưởng đến Cần Thơ và An Giang. Vòi Bạch tuộc của thế lực Ba Dũng đang vương. Như vậy với nhiệm kỳ 2006-2021 ông Nguyễn Phú Trọng đã không làm được gì Ba Dũng thì làm sao nhiệm kỳ 2021-2026 ông Trọng có thể làm gì được?
Ngày 5/5, báo chí Cộng Sản Hà Nội đã cho biết ông Phó chánh án Tòa Ám Nhân Dân tối cao Lê Hồng Quang được bổ về làm bí thư Tỉnh ủy An Giang. Bộ Chính trị công bố quyết định số 68 về việc điều động, phân công ông Lê Hồng Quang – ủy viên Trung ương Đảng, phó chánh án thường trực TAND tối cao – giữ chức bí thư Tỉnh ủy An
Bà Trương Thị Mai với vai trò là trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã rao quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Lê Hồng Quang giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy An Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Ông Lê Hồng Quang, 53 tuổi, quê ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, trình độ tiến sĩ luật, cử nhân kinh tế. Ông Quang trưởng thành từ một cán bộ ngành kiểm sát tại tỉnh Kiên Giang. Năm 2011, ông giữ chức phó chánh án Tòa Án Nhân Dân tối cao, rồi phó bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang. Sau đó, ông Quang được điều động quay lại giữ chức phó chánh án thường trực Tòa Án Nhân Dân tối cao.
Nhiệm vụ của ông Lê Hồng Quang
Từ tháng 9-2020, ông Lê Hồng Quang được bầu giữ chức bí thư Đảng bộ Tòa Án Nhân Dân tối cao nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Đại hội XIII của Đảng diễn ra hồi cuối tháng 1, ông Quang tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Như thường lệ bà Trương Thị Mai – ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao quyết định của Bộ Chính Trị cho ông Lê Hồng Quang. Nhiệm vụ của ông Lê Hồng Quang là tiếp tục công việc của bà Võ Thị Ánh Xuân. Nhiệm vụ trước mắt của ông Quang là thực hiện nghiêm và thường xuyên công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm soát chặt chẽ biên giới, tập trung cao độ hơn nữa. Làm được việc này không những giúp kinh tế An Giang phát triển mà góp phần chung với cả nước.
Ông Lê Hồng Quang khẳng định, được Bộ Chính trị phân công làm bí thư Tỉnh ủy An Giang là một thuận tiện. Được bổ đi tỉnh là người thuộc diện cơ cấu cao hơn. Ông lê Hồng Quang là người gốc Kiên Giang, là người mà nhà Nguyễn Tấn Dũng rất cần. Ở miền Tây Nam bộ, tiếng nói của ông Nguyễn Tấn Dũng rất mạnh và một ủy viên trung ương đảng người An Giang thì lại càng không thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Ba Dũng.
Hiện nay tình hình dịch bệnh các nước láng giềng đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, không thể để mất cảnh giác, cần phải đẩy mạnh công tác kiểm soát biên giới, tích cực phòng chống dịch bệnh và xuất nhập cảnh trái phép. Nếu Lê Hồng Quang mà thực hiện không tốt, thì rất có thể thế lực phía Bắc lại thọc tay vào tận An Giang kỷ luật như đã kỷ luật Nguyễn Thanh Nghị thì ông Lê Hồng Quang sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Hồng Quang rất cần kết hợp với bà Võ Thị Ánh Xuân để nắm nhân sự tỉnh ủy. Nếu không nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của các cựu lãnh đạo tỉnh thì có thể nói, Lê Hồng Quang khó mà hoàn thành nhiệm vụ.
Khó Khăn của thế lực Nguyễn Tấn Dũng
Có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ nỗ lực hơn nữa để gây ảnh hưởng lên miền nam. Thực tế thì hiện nay Nguyễn Thanh Nghị chỉ mới nắm một bộ không lớn lắm, cho nên cơ hội để tiến lên vị trí cao hơn cũng hẹp hơn. Nếu nắm Bộ Giao Thông Vận tải hay Bộ công thương thì cơ hội sẽ lớn hơn nhiều.
Ông Phạm Minh Chính chỉ mới nắm chính phủ, ông Chính cần phải từ 1 đến 2 năm mới kiểm soát hoàn toàn chính phủ và xây dựng sức mạnh. Ắt hẳn tham vọng của Nguyễn Thanh Nghị là Bộ Chính Trị chứ không phải là chức phó thủ tướng. Nếu là chức phó thủ tướng phải là phó thủ tướng thường trực. Tuy nhiên để đạt được điều đó là rất khó. Nguyễn Thanh Nghị đã 45 tuổi mà chưa làm uỷ viên Bộ Chính Trị xem như là chậm hơn Võ Văn Thưởng. Võ Văn Thưởng vào Bộ Chính Trị khi tuổi mới có 46, còn rất trẻ.
Tham vọng của Phạm Minh Chính tất nhiên là rất lớn, ắt hẳn ông Chính không thể hài lòng với chiếc ghế thủ tướng mà ông đang có, rất có thể ông Chính sẽ tranh đoạt chiếc ghế tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau và nếu Nguyễn Thanh Nghị vào được bộ chính trị trong vòng 5 năm tới thì đó là bài toán đẹp nhất. Nếu không vào được Bộ Chính trị, Nguyễn Thanh Nghị sẽ mất cơ hội.
Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đã 77 tuổi và có tiền sử bệnh đột quỵ, một nhiệm kỳ 5 năm đối vơi ông Trọng là quá sức, không mấy ai tin ông Nguyễn Phú Trọng có thể “lếch” đến hết nhiệm kỳ. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng mà về hưu hoặc tuổi thọ kết thúc giữa nhiệm kỳ thì dó là tin vui lớn nhất đối với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng.
Cho đến nay, ai cũng biết ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng mọi khả năng để giúp đỡ hai đứa con trai ông tiến thân trên con đường chính trị, tuy nhiên việc chuẩn bị kỹ cho con cái về học vấn chứ không phải ông ta chỉ ỉ vào quyền lực rồi nâng đỡ những đứa con kém cỏi thiếu trình độ như trường hợp ông Nông Đức Mạnh.
Việc quản lý kinh tế đất nước, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chứng tỏ là một thủ tướng yếu kém nhất lịch sử khi mà nền kinh tế đất nước dưới thời ông bị làm cho tan nát. Tuy nhiên về thủ đoạn chính trị thì ông rất vượt trội, cho đến giờ, ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ mới có chịu thua một mình Nguyễn Phú Trọng.
Việc đưa người của mình vào trám một số địa phương ở Miền Tây Nam bộ cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng có những bước tính toán rất vững chắc. Nguyễn Thanh Nghị được thừa hưởng lý lịch đỏ là một lợi thế, tuy nhiên Nghị còn được người cha nổi tiếng của ông cầm tay chỉ việc và tính từng bước đi chắc chắn. Nguyễn Thanh Nghị là một hạt giống đỏ may mắn nhất hiện nay.
Nguyễn Phú Trọng sẽ đối phó ra sao?
Hiện nay thế của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn rất mạnh, nhưng trong 5 năm thì không dám chắc ông Trọng có thể “duy trì phong độ” như hiện nay. Phong độ của ông Trọng đang xuống ai cũng thấy thì không thể ông Nguyễn Phú Trọng không thấy? Có thể nói cơ hội đưa Nguyễn tấn Dũng vào tù đã vuột quá xa tầm tay của ông Trọng rồi. Về con đường con cái thì ông Trọng không thể nào sánh bằng Nguyễn Tấn Dũng. Vì xây dựng cho con cái rất nền tảng nên thế lực Nguyễn Tấn Dũng mới hồi sinh sau 5 năm mất quyền lực.
Trong nhiệm kỳ này ông Nguyễn Phú Trọng chỉ còn cơ hội triệt hạ Nguyễn Thanh Nghị, nếu bỏ qua cơ hội này thì xem như ông Nguyễn Phú Trọng bất lực. Về trường hợp của Nghị thì có thể nói, ông Nguyễn Phú Trọng muốn đánh cũng không dễ. Nếu Nguyễn Thanh Nghị mà làm bộ trưởng trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì ông sẽ dễ đánh hơn, còn Nghị là bộ trưởng trong chính phủ Phạm Minh Chính thì khó hơn nhiều.
Ông Nguyễn Phú Trọng giờ muốn đánh Nguyễn Thanh Nghị thì cũng đợi cơ hội chứ không phải muốn làm gì thì làm. Thế lực Nguyễn Tấn Dũng chỉ yếu hơn thế lực ông Nguyễn Phú Trọng thôi chứ thế lực ông Dũng không hề dễ bị đánh.
Không biết sắp đến, Nguyễn Thanh Nghị và Phạm Minh Chính sẽ làm gì, tuy nhiên đều dễ nhìn thấy nhất là mối quan hệ giữa ông Phạm Minh Chính và Nguyễn Thanh Nghị sẽ khăn khít hơn, như vậy càng về sau ông Nguyễn Phú Trọng càng để cơ hội hạ Nguyễn Thanh Nghị vuột khỏi tầm tay. Thời gian vẫn còn dài, hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra?
Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bất ngờ xuất hiện cái chết bí ẩn có liên quan đến Nguyễn Đức Chung!
>>> Thế lực Bắc thì nam tiến, thế lực Nam lại bắc tiến, Nguyễn Phú Trọng tính nước cờ gì?
Bất khuất Cấn Thị Thêu
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT