Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=k18rglRaWIQ
Hôm tám tháng Ba năm 2021, tờ South China Morning Post có bài viết “China’s military must spend more to meet US war threat”, tạm dịch là “Trung Quốc cần tăng chi tiêu quốc phòng chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ”.
Bài viết dẫn lời Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kì Lượng nói Trung Quốc cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho “Bẫy Thucydides”.
Cụm từ “Bẫy Thucydides” được sử dụng rộng rãi để chỉ các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ và được Nhà khoa học chính trị Mỹ Graham T. Allison phổ biến dựa trên lời của nhà sử học Hy Lạp Thucydides.
Nó mang hàm nghĩa rằng, chiến tranh là điều không tránh khỏi khi một trung tâm quyền lực mới nổi lên đe doạ thay thế trung tâm quyền lực cũ.
Câu chuyện chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc được các chuyên gia chiến lược nhắc đến nhiều trong mấy năm gần đây. Tại Diễn đàn An ninh Warsaw diễn ra tại Ba Lan vào tháng 10 năm 2018, cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges đã cảnh báo về khả năng một cuộc chiến sẽ có thể xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc trong vòng 15 năm tới.
Tướng Hodges đề cập đến việc tàu chiến Trung Quốc đi gần tàu chiến Decatur của Mỹ vào cuối tháng Chín năm 2018, khi Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra trong chương trình tự do hàng hải ở Biển Đông.
Nhà phân tích chính trị, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định:
“Người ta dự đoán như thế khá là đúng, bởi Mỹ là nước có tiềm lực quân sự đang dẫn đầu thế giới.
Bây giờ Trung Quốc có nhiều súng đạn, nhiều tiền hơn thì họ đòi chia quyền lực với Mỹ. Giới nghiên cứu, giới hoạch định chính sách và kể cả các chính khách dân sự đều phân tích và dự đoán rằng, việc này tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh.
Trước đây có một học giả tên Thucydides nói rằng, trong tất cả các cuộc tranh chấp về quyền lực thì tỷ lệ chiến tranh xảy ra là 9/10.
Trung Quốc hiện nay đã rất mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự để có thể đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Quan điểm này là vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến chiến tranh bất kỳ lúc nào. Giới chiến lược đã dự đoán điều này từ cách đây hai năm rồi.
Chuyện xảy ra hầu như không thể tránh khỏi.”
Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vào hôm ba tháng Ba vừa qua, Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc ở bất cứ nơi nào cần thiết và gọi mối quan hệ với Bắc Kinh là thử thách địa chính trị lớn nhất trong thế kỷ này.
Ông Blinken nhận định, Trung Quốc là đối thủ duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự, công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài đối với hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ lưu ý mối quan hệ Mỹ – Trung “sẽ mang tính cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối thủ khi bắt buộc”.
Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam?
Theo South China Morning Post, để chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh với Mỹ, Thượng tướng Hứa Kì Lượng đề nghị tăng ngân sách cho quân đội. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 208 tỉ USD trong năm 2021, tức tăng gần 7% so với năm 2020.
Nếu có chiến tranh xảy ra thì Việt Nam có nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc hay không?
Trong một bài viết từ năm 2019, nhà báo David Hutt đã dựa trên các phân tích của các chuyên gia để kết luận rằng, nếu có một cuộc chiến tranh tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam sẽ là mục tiêu đầu tiên mà Trung Quốc tấn công như là một cách để khởi động trước khi có một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng biển này.
Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của tổ chức nghiên cứu RAND Corporation, trong một bài viết trên tạp chí của tổ chức này vào tháng Năm năm 2019 cũng đưa ra lập luận tương tự rằng, nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận xét về điều này:
“Nếu đánh thì trước hết Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan. Họ đổ bộ và đánh chiếm Đài Loan coi như tái thống nhất bằng vũ lực.
Đấy là luận điểm và chính sách của Trung Quốc mà họ đã nói ra nhiều lần.
Song song đó, hoặc trước, hoặc sau, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam ở Biển Đông vì Việt Nam là nước cương cường nhất với Trung Quốc trong số các quốc gia tranh chấp ở Biển Đông.
Nó phù hợp với các phân tích và dự đoán của các học giả chiến lược ở cả phương Tây, các nơi khác và ngay cả Trung Quốc.
Đánh Việt Nam thì chủ yếu là đánh ở Trường Sa chứ không thể có chuyện đánh Việt Nam trên đất liền.
Việt Nam không mạnh trên phương diện đối chiếu về năng lực vũ khí hay về mặt lực lượng với Trung Quốc, nhưng Việt Nam rất mạnh về phòng thủ và tự vệ.
Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Việt Nam sẽ đánh trả và sẽ có đồng minh. Việt Nam đã có sẵn nhưng không cần phải tuyên bố ra làm gì.”
Ông Hợp nói thêm rằng, trước đây Mỹ công nhận Đài Loan và Trung Quốc là một quốc gia, nhưng về mặt thực tế, hai nước phải thống nhất một cách hòa bình chứ không được dùng vũ lực.
Khi xảy ra chiến tranh thì người Mỹ sẽ giúp Đài Loan đánh lại Trung Quốc, bởi giữa Mỹ và Đài Loan có một thỏa thuận 18 điểm rất quan trọng.
Trong trường hợp Đài Loan bị xâm lược thì Mỹ có thể giúp Đài Loan trực tiếp để chống lại quân xâm lược.
Còn với Việt Nam thì sao? Ông Hợp nhận định:
“Chiến lược của Việt Nam là không bị bất ngờ; không bị động; đã đánh địch thì phải đánh từ sớm và từ xa.
Đánh từ sớm nghĩa là phải có dự báo. Đánh từ xa là phải có đối ngoại. Mà đặc thù lớn nhất của đối ngoại là tình báo, là nghiên cứu, là phải hợp tác với các nước gần đối tượng. Dù Việt Nam không nói ra nhưng ai cũng hiểu Việt Nam đã có đủ hết.”
Đầu năm 2021, ông Derek Grossman có bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat, đề cập đến mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trong đó có đoạn: “Trong khi chính quyền Joe Biden có khả năng sẽ tiếp tục đà tích cực trong quan hệ song phương thì vẫn chưa rõ Hà Nội tìm kiếm điều gì cụ thể từ Washington để giúp họ bắn tiếng với Bắc Kinh một cách hiệu quả.”
Theo ông Grossman, Việt Nam đang cố gắng cân bằng giữa việc hòa bình với Bắc Kinh và việc đẩy lùi sự bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông. Do đó Việt Nam tránh công bố những mong chờ cụ thể từ quan hệ song phương với Hoa Kỳ.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nói với BBC rằng một cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc có nhiều nguy cơ xảy ra hơn so với 5 năm trước.
Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng tỷ lệ xung đột quân sự là “chưa cao“.
Thủ tướng cho biết nếu cả hai quốc gia tiếp tục có quan điểm cứng rắn vì những cân nhắc nội bộ trong nước, họ có thể dễ dàng lâm vào bế tắc.
Chính quyền Biden sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên với các quan chức Trung Quốc tại Alaska vào tuần tới.
Ông Lý khá miễn cưỡng đưa ra lời khuyên cho Trung Quốc nhưng lưu ý rằng đường lối chính trị của nước này đã gây ra căng thẳng với các quốc gia lớn và nhỏ.
“Có sự bất định đáng kể [và] mối lo âu về con đường mà Trung Quốc đang đi và liệu điều này có tốt cho họ hay không“, ông nói với chương trình Talking Business Asia của BBC World News.
“Tôi không nghĩ rằng đó là lợi ích của Trung Quốc.”
Quan điểm của nhà lãnh đạo Singapore về mối quan hệ Mỹ-Trung thường được quan tâm, bởi lẽ đảo quốc nhỏ bé này đóng một vai trò quá cỡ về mặt kinh tế và sức ảnh hưởng chính trị trong khu vực.
Mỹ là đối tác an ninh trọng yếu kiêm nhà đầu tư lớn nhất ở Singapore, vượt xa bất kỳ khoản đóng góp nào của các quốc gia khác.
Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Singapore và giống như phần lớn các quốc gia châu Á khác, nền kinh tế Singapore được hưởng lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ-Trung
Cuộc chiến thương mại ác liệt giữa hai siêu cường trong hai năm qua đã đe dọa sự cân bằng mong manh này.
Cuộc chiến bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống mới đắc cử Joe Biden sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Trung Quốc.
Thủ tướng Lý nói ông hy vọng vị lãnh đạo mới của Mỹ sẽ là người “tin vào chủ nghĩa đa phương và thương mại quốc tế“.
Ông cũng nói đến cuộc tranh giành vị trí thống trị toàn cầu giữa hai nước.
“Mỹ vẫn là số một nhưng số hai [Trung Quốc] không bị bỏ lại quá xa“, ông nói. “Đó là điều mà Mỹ khó chấp nhận được“.
Theo một số ước tính, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ vượt mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đó.
Sự trỗi dậy kinh tế đáng gờm của Trung Quốc trong những năm gần đây đi kèm với sự công kích ngày càng gia tăng lẫn trong và ngoài nước dưới thời nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.
Điều này đã khiến nhiều quốc gia phương Tây lên án hành động của Trung Quốc và làm một số đối tác ở châu Á lo ngại.
Tuy nhiên, Thủ tướng Lý cho biết Singapore không đủ khả năng chọn lựa bên nào cả.
Ông nói: “Đó là một vấn đề đối với nhiều nước, là lý do tại sao tất cả chúng ta đều hy vọng và khích lệ hai đại cường quốc suy tính cẩn trọng trước khi quyết định rằng phải kiềm chế, nếu không muốn nói là ngăn chặn kẻ kia”
“Những gì chúng tôi muốn thấy là Trung Quốc thành một quốc gia mà sự thịnh vượng, phát triển và ngày càng vững mạnh của họ được các quốc gia khác trên thế giới hoanh nghênh, những nước xem đây là cơ hội để cùng nhau phát triển phồn vin và cùng nhau sống trong một thế giới bình ổn.”
Sự xấu đi trong quan hệ Mỹ-Trung diễn ra trong bối cảnh đại dịch và sự thụt lùi trong toàn cầu hóa, một xu hướng kinh tế đã giúp Singapore trở thành một trong những nước giàu nhất châu Á.
Thủ tướng Lý tin rằng toàn cầu hóa vẫn còn nhiều tiềm năng, đặc biệt là với nhu cầu hợp tác về vaccine.
“Quý vị không thể tránh được việc hợp tác với nước khác nếu không thì sẽ trở lại như trước đây đã từng… đó là đói nghèo, vô vọng, thậm chí có thể bất ổn và xung đột,” ông nói.
Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)
>>> Vì sao Nguyễn Hòa Bình “phản” Nguyễn Phú Trọng?
>>> Phạm Minh Chính cần Nguyễn Văn Thể vì mục đích gì?
>>> Đồng Tâm: Ác mấy cũng không thắng được dân!
Tô Lâm đang “run” vì lời khai Trịnh Xuân Thanh?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT