Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=liW2vZPe3jc
Ngay trước lúc ông Trịnh Xuân Thanh chuẩn bị ra hầu tòa ở Việt Nam trong một vụ xử mới dự kiến vào 08 tháng 3, tin tức về vụ ‘bắt cóc kiểu Chiến tranh Lạnh giữa ban ngày tại Berlin’ lại nổi lên trên truyền thông Đức và Slovakia.
Theo chúng tôi tìm hiểu, cựu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, ông Robert Kalinak cùng một số quan chức của Bộ này có thể sẽ bị điều tra vì tội “có ý thức” trong việc cung cấp máy bay chuyên cơ của chính phủ Slovakia cho nhóm bắt cóc di chuyển từ Bratislava tới Moscow vào tháng 07/2017, sau khi nhóm này nhanh chóng bắt và đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Đức.
Là đồng minh trong khối EU, phía Đức chắc chắn đang dành cho Slovakia sự hỗ trợ tư pháp tối đa trong vụ việc mà Slovakia mở lại, theo báo nước này hôm 05/03/2021.
Trưởng Công tố mới của Slovakia, ông Maros Zilinka đang quyết tâm làm đến cùng vụ này.
Quan hệ Đức-Slovakia khiến ai liên quan tới vụ việc ở hai nước này sẽ phải cung cấp sự thật cho các nhà điều tra về quá trình làm việc với nhóm bắt cóc Việt Nam, trong đó có mặt cả quan chức cao cấp và các nhà ngoại giao của Việt Nam
Thật khó đánh giá hết những phiền toái mà phía việt Nam sẽ phải chịu đựng thêm trong những ngày tới đây.
Vấn đề không phải là cá nhân Trịnh Xuân Thanh
Trong một buổi họp báo định kỳ mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thu Hằng tránh trả lời trực tiếp câu hỏi của phóng viên nước ngoài về vụ bắt cóc.
Bà nói: “Vụ án Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật đã được xét xử công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, và hiện Trịnh Xuân Thanh đang thi hành án theo bản án của tòa.”
Sau đó, một thiếu tướng công an Việt Nam xác nhận việc khen thưởng cho “những người có công trong vụ án Trịnh Xuân Thanh là bình thường“, nhưng mô tả tin tức xung quanh vụ việc là ‘thêu dệt’.
Việt Nam không xác nhận đã xảy ra vụ bắt cóc nhưng Đức thì nói là có.
Việc xác định tên gọi “bắt cóc” đã được do ngành tư pháp Đức, vốn có uy tín thế giới, điều tra và kết luận. Các vật chứng, nhân chứng, các dấu vết do nhóm bắt cóc để lại và được xem xét tại tòa là quá đủ.
Kết luận của Tòa án Tối cao Liên bang Đức (Bundesgerichtshof) – tòa án cao nhất cho án hình sự, ra hồi 2018 về vụ bắt cóc trái luật sẽ tồn tại mãi mãi. Nội dung phán quyết của tòa về một vụ bắt cóc, vi phạm trắng trợn luật pháp Đức, là điều không thay đổi, bất kể phía giới chức Việt Nam có nói gì đi chăng nữa.
Vì sao Berlin cho rằng Trịnh Xuân Thanh cần phải được đưa trở lại Đức?
Hôm thứ Sáu 5/3, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư đại diện cho ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, nói với chúng tôi rằng bà “hoàn toàn tin tưởng” về việc thân chủ của bà sẽ quay trở lại Đức.
Luật Đức qui định, bất kỳ ai đến Đức nộp đơn xin tị nạn, trong thời gian xem xét đơn, người đó được hưởng quy chế tạm trú hợp pháp trên đất Đức, được nhận sự bảo trợ của Đức.
Việc Việt Nam đưa người qua Berlin bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh là vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ, an ninh của Đức, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, theo bà Petra Isabel Schlagenhauf.
“Luật pháp quốc tế cần phải được tất cả các nước tôn trọng“, bà nói.
Vì vậy, Việt Nam có nghĩa vụ phải nhận lỗi và phải trả sự việc về lại đúng chỗ cũ của nó, đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức, theo bà luật sư.
Theo chúng tôi hiểu, đó cũng là “biện pháp mở” nước Đức dành cho Việt Nam để giúp Việt Nam tháo gỡ bế tắc, gỡ thể diện, bởi “Việt Nam trước sau gì cũng vẫn phải đương đầu với lên án của quốc tế rằng đã tiến hành một vụ bắt cóc vi phạm luật pháp quốc tế,” bà Schlagenhauf nói.
Nếu không bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, liệu có cản trở tiến trình điều tra tham nhũng ở VN?
Một số ý kiến cho rằng việc Việt Nam tiến hành vụ bắt cóc là cần thiết, bởi ông Trịnh Xuân Thanh nắm giữ những thông tin quan trọng cho việc tháo gỡ, xét xử một số vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam.
Tuy nhiên, người ta quên mất một điều, là việc đưa người về cần phải được thực hiện theo cách phù hợp pháp luật, cả luật quốc tế lẫn luật quốc gia, thay vì ‘luật rừng’.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tị nạn tại Đức, nhưng điều đó không có nghĩa là ông sẽ đương nhiên có quyền ở lại Đức dài lâu.
Như hàng triệu người xin tị nạn khác, ông phải trải qua thủ tục xét đơn. Nếu không chứng minh được lý do chính đáng để được chấp nhận đơn, ông cũng phải đối diện với việc bị trục xuất trở lại Việt Nam.
Trịnh Xuân Thanh càng không phải là một nhân vật quan trọng đối với Đức.
Là một người xin tị nạn bình thường, ông Thanh được phép di chuyển tự do trong một khu vực nhất định ở Đức.
Ông không có nhu cầu và cũng không được hưởng một sự bảo vệ đặc biệt nào của an ninh Đức.
Bởi vậy, Việt Nam lẽ ra đã hoàn toàn có thể yêu cầu phía Đức cho dẫn độ để có thể đưa ông Thanh về nước một cách công khai, chính đáng.
Cái giá của ‘Kế hoạch VT17’
Tuy nhiên, các quan chức Việt Nam đã chọn cách làm liều lĩnh, bất chấp pháp luật quốc tế, bất chấp cả thể diện quốc gia.
Vụ bắt cóc là một sự liều lĩnh khờ khạo, thiếu tư duy chiến lược, dường như chỉ nhằm kiếm điểm, thỏa mãn mong muốn của ai đó trong bộ máy chính quyền Việt Nam.
Cựu Ngoại trưởng Đức thời đó, Sigmar Gabriel, nói rằng vụ bắt cóc “như thể các cảnh trong phim kinh dị thời Chiến tranh Lạnh“, và đó là “điều không thể dung thứ“.
Thế nhưng, bất kể Đức có dung thứ hay không, thì với Việt Nam, như lời bà luật sư Schlagenhauf, “vụ bắt cóc là một thành công“, dẫu cho “về mặt ngoại giao thì đó là một vết nhơ lớn“.
Sự ‘thành công’ được thể hiện bằng việc công khai khen thưởng, trao tặng huân chương, bằng khen cho 12 cá nhân đã tham gia vào ‘Chuyên án VT17’ nay có lẽ đã vĩnh viễn đi vào lịch sử như một vết nhơ trong quan hệ Việt – Đức, và của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.
Sự ‘thành công’ được đánh đổi bằng việc bị tạm ngưng “Quan hệ đối tác chiến lược” Đức-Việt Nam, bằng việc bị đình chỉ hàng trăm dự án hợp tác, viện trợ của Đức dành cho Việt Nam, bằng những khó khăn, chậm trễ trong việc ký kết Hiệp định Thương mại EVFTA giữa EU và Việt Nam cùng các thiệt hại kinh tế đi kèm.
Sự ‘thành công’ này giờ đây có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn không mấy dễ chịu, một khi giới chức Slovakia tiếp tục cuộc điều tra ở nước họ.
Và quan trọng hơn cả, sự ‘thành công’ đó được đánh đổi bằng sự mất mát lớn lao không thể tính hết, đó là lòng tin và hình ảnh Việt Nam trước con mắt quốc tế từng được gắng tạo dựng bao năm nay đã đổ vỡ trong vụ bắt cóc 2017, nay rất có thể càng trở nên xấu đi nếu Việt Nam không hợp tác khi Slovakia có yêu cầu.
Nước Đức muốn Việt Nam để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Berlin, Việt Nam không đáp ứng, thì nếu như Slovakia có yêu cầu hợp tác điều tra, Hà Nội cũng có thể tiếp tục phớt lờ?
Phải chăng sau say sưa với ‘thành công’ tưởng tượng ban đầu, việc giới chức Việt Nam đã, đang, và vẫn tiếp tục làm trong thời gian tới sẽ là làm sao che chắn, tẩy rửa được phần nào vết nhơ trên mặt mình trước Đức, EU và cộng đồng quốc tế?
Hay chính phủ Việt Nam sau khi cân nhắc những thiệt hơn và để bảo vệ uy tín của mình, nay sẽ có cách ứng xử khác trước, văn minh hơn, chuẩn mực hơn, phù hợp hơn trong quan hệ quốc tế?
“Tôi cho rằng vấn đề phụ thuộc vào việc số phận của chính những người chủ chốt từng tổ chức việc bắt cóc ông ấy sẽ ra sao ở Việt Nam,” bà Schlagenhauf nói.
“Đó là một đề tài không dễ dàng mà Việt Nam phải đương đầu, và số phận thân chủ của tôi sẽ được quyết định vào thời điểm Việt Nam nhận thức ra được sự cần thiết phải sửa chữa lại những sai lầm về mặt quan hệ quốc tế của mình.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vào chiều ngày 25 tháng 2 nói rằng vụ án Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức dầu khí xin tị nạn tại Đức, đã được xử công khai theo đúng pháp luật Việt Nam.
Cũng liên quan vụ này, vào ngày 24 tháng 2, một nhật báo Đức – Taz cũng loan tin về chuyên án có bí số VT17 liên quan vụ ông Trịnh Xuân Thanh.
Bà Hằng nói điều này tại buổi họp báo hàng tuần ở Hà Nội khi được báo chí yêu cầu bình luận về việc truyền thông Slovakia và Đức loan tin về việc 12 người Việt Nam tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức đã được tuyên dương.
Đài Phát thanh & Truyền hình Nhà nước Slovakia vào ngày 23 tháng 2 phát chương trình truyền hình liên quan vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Nội dung chương trình đề cập đến việc 12 cán bộ thuộc Bộ Công an Việt Nam được tuyên dương, khen thưởng vào năm 2020 do hoàn thành nhiệm vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Từ Đức, nhà báo Lê Trung Khoa nêu nhận định với VOA về phản ứng của Việt Nam trước câu hỏi của DPA.
“Phản ứng của phía Việt Nam đối với những thông tin – đầu tiên do Đài truyền hình Slovakia đăng tải hôm 23/2, và tờ báo Taz đăng tải hôm 24/2 với thông tin chi tiết và nhiều tình tiết mới – thì Việt Nam đã phải trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Đức DPA. Nhưng họ trả lời như vậy thì gần như là lãng tránh câu hỏi, không trả lời trực tiếp mà chỉ nhắc lại những việc họ đã nói trước đó.
“Họ nói như vậy có nghĩa là họ không bác bỏ cũng không nhận.
“Với cách trả lời như vậy là không hợp lý và phóng viên cũng không có thêm thông tin gì mới, nhưng điều này chứng tỏ rằng khi Việt Nam càng lãnh tránh vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với chuyên án VT17 thì họ càng gặp rắc rối và khó khăn với Đức, Slovakia và cả Liên minh châu Âu.”
Hôm 24/2, báo Taz đăng bài “Những kẻ bắt cóc được Hà Nội vinh danh” trong đó với về 12 mật vụ và cán bộ an ninh của Bộ Công an Việt Nam được tặng huân chương vào tháng 7/2020 do Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký duyệt do hoàn thành chuyên án VT17.
Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phúc thẩm Đồng Tâm: Y án tử hình, chung thân và nhiều năm tù cho 6 bị cáo
>>> Ép “chết” Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình được thưởng chức phó thủ tướng?
>>> Đã có chiến thắng đầu tiên của Phạm Minh Chính trước Nguyễn Phú Trọng?
Tướng Lương Cường, “con át chủ bài” làm N.P Trọng mạnh hơn Phạm Minh Chính?
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT