Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=TGnjwDHFGug
Ngày 1/2, Luật Cảnh sát biển của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Luật Hải cảnh mới) chính thức có hiệu lực, trong đó quy định thẩm quyền cho phép sử dụng vũ khí đối với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Điều này thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới.
Nội dung cụ thể quy định trong Điều 22 Luật Hải cảnh mới viết: “Khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc bị các cá nhân và tổ chức nước ngoài xâm phạm phi pháp hoặc khi đối diện với mối nguy cấp bách bị xâm phạm phi pháp, theo luật này và các luật liên quan khác, lực lượng Hải cảnh có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, bao gồm cả sử dụng vũ khí, để chặn đứng hành vi xâm phạm và loại trừ mối nguy”.
Như vậy, tàu tuần tra của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí nhằm vào các tàu nước ngoài (tàu ngầm của Mỹ hoặc tàu tuần tra của của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản).
Điều này dẫn đến lo ngại về khả năng phát sinh xung đột vũ trang trên biển.
Việc lực lượng Hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí tại “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” có thể xem là tương ứng với tiêu chuẩn sử dụng vũ khí của thế giới.
Tuy nhiên, các điều khoản liên quan của Luật này lại không xác định rõ đâu là khu vực thuộc “quyền tài phán của Trung Quốc”, đây chính là sự vi phạm luật pháp quốc tế.
Dựa trên các tuyên bố của Trung Quốc thì ta có thể thấy rằng Bắc Kinh tuyên bố quyền tài phán đối với 3 triệu km vuông không gian biển, thường được gọi là “lãnh thổ quốc gia xanh” của Trung Quốc.
Khu vực này bao gồm Vịnh Bột Hải; một phần lớn của Hoàng Hải; Biển Hoa Đông đến tận vùng biển phía Đông của Vùng lõm Okinawa, bao gồm các vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản; và tất cả các vùng nước trong “Đường 9 đoạn” ở Biển Đông.
Theo tính toán riêng của Bắc Kinh, “hơn một nửa” không gian này đang bị các nước khác tranh chấp.
Dựa trên các điều khoản của luật Hải cảnh mới của Trung Quốc, chúng ta sẽ dự đoán được điều gì?
Ở Biển Đông, bất kỳ tàu đánh cá, khảo sát hoặc nghiên cứu nào của nước ngoài bị phát hiện hoạt động ở bất kỳ đâu trong “Đường 9 đoạn”, cảnh sát biển Trung Quốc sẽ được phép lên tàu và kiểm tra (Điều 18). Nếu từ chối tuân thủ, nhân viên vũ trang sẽ lên tàu để buộc họ phải làm vậy (Điều 47).
Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ cử các đơn vị tháo dỡ các công trình trên mọi địa hình đất do Việt Nam, Philippines và Malaysia đang kiểm soát ở Quần đảo Trường Sa (Điều 20).
Ở Biển Hoa Đông, lực lượng cảnh sát biển sẽ đi đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và “trục xuất” mọi tàu Nhật Bản mà họ bắt gặp (Điều 17).
Ở Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông, lực lượng cảnh sát biển sẽ truy đuổi các tàu do thám của Hải quân Mỹ như USNS Impeccable và các tàu khảo sát thủy văn như USNS Bowditch vì tiến hành các hoạt động “bất hợp pháp” trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (Điều 21) .
Trung Quốc hứa hẹn với Philippines
Nhiều quốc gia đã tỏ ý lo ngại trước động thái này của Trung Quốc. Ngoại trưởng Philippines đã từng tuyên bố “đây là hành động đe doạ chiến tranh” của Bắc Kinh. Thế nhưng, Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago L. Sta. Romana mới đây cho biết phía Trung Quốc khẳng định rằng, luật Hải cảnh mới sẽ không áp dụng với Philippines.
Liệu có thể tin được những lời hứa như vậy của Trung Quốc?
Nhiều chuyên gia trên thế giới đã tỏ ý nghi ngờ về những lời hứa hẹn của Trung Quốc đối với thế giới.
Khi Trung Quốc bắt đầu 3 ngày tập trận ở vịnh Bắc Bộ trên Biển Đông hồi tháng 1/2021, một số nhà quan sát dự đoán rằng Bắc Kinh đang “thử” phản ứng của chính quyền Biden.
Cùng với hoạt động tập trận, Bắc Kinh đưa ra những lời lẽ cứng rắn, ví dụ như tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân rằng “tập trận là biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”.
Ngay cả trong bối cảnh đó, quan điểm chính thức của Trung Quốc vẫn là “cam kết thực hiện giải pháp hòa bình” trong vấn đề Biển Đông.
Những lời lẽ mà Trung Quốc sử dụng ở những thời điểm khác nhau tạo ra một sự tương phản đáng chú ý.
Ví dụ, tháng 7/2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định “Trung Quốc không tìm cách trở thành cường quốc biển” và nước này “đối xử bình đẳng với các nước láng giềng và thực hiện kiềm chế tối đa”.
Vậy nên hiểu những thông điệp hỗn độn này của Bắc Kinh như thế nào? Hầu hết các chuyên gia về Trung Quốc cho rằng những phát ngôn đó thể hiện ý định của Trung Quốc, hoặc ít nhất là mong muốn của nước này. Tuy nhiên, tuyên bố nào thể hiện đúng quan điểm của Trung Quốc?
Các chuyên gia cần đánh giá nội dung và tính đặc thù trong các tuyên bố của Trung Quốc, bên cạnh lập trường của “tác giả” tuyên bố đó hoặc người phát ngôn có liên quan.
Các bài phát biểu của giới chức Trung Quốc về Biển Đông có thể được chia thành “những bài mang tính hợp tác” và “những bài mang tính cạnh tranh” trên Biển Đông. Chủ điểm hợp tác có 2 danh mục: “hợp tác” và “giải pháp chính trị”.
Chủ điểm cạnh tranh có 5 danh mục: chủ quyền, quân sự, tự do, căng thẳng và các nước ngoài khu vực/ Mỹ.
Xem xét tất cả các bài phát biểu công khai của các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khóa 2013 đến 2018 có thể thấy đặc điểm rõ nét trong thời kỳ này là: Trong các tuyên bố công khai về Biển Đông, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng nhiều diễn ngôn mang tính hợp tác nhiều hơn so với diễn ngôn cạnh tranh.
Đây có thể là tín hiệu tích cực cho ổn định khu vực khi Bắc Kinh có vẻ mong muốn sẵn sàng thỏa hiệp với các bên tranh chấp khác.
Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc diễn giải ý từ phát ngôn là không phải tất cả các tuyên bố của lãnh đạo đều có trọng lượng như nhau vì cần phải xem xét quyền lực cá nhân, trách nhiệm giải trình và uy tín về tính trung thực.
Điều này có nghĩa là những tuyên bố của Tập Cận Bình (được xem là có “nhiều quyền lực hơn và có thẩm quyền cá nhân hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào thời hậu Mao”) sẽ đứng hàng đầu.
Tin xấu là trong số những tuyên bố mang tính cạnh tranh, các tuyên bố của Tập Cận Bình chiếm 42,7% dù ông chỉ là một trong 39 nhà lãnh đạo trong giai đoạn này.
Có nhiều lý do không nên xem xét các tuyên bố mang tính hợp tác của Tập Cận Bình bởi ông có tiếng là thiếu trung thực.
Tháng 9/2015, phát biểu tại Nhà Trắng, Tập Cận Bình hứa sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng ở Biển Đông.
Tập Cận Bình tuyên bố: “Các hoạt động xây dựng liên quan mà Trung Quốc đang thực hiện không nhằm mục tiêu hoặc tác động đến bất kỳ nước nào và Trung Quốc cũng không có ý định theo đuổi quân sự hóa”.
Dù ngôn từ ở thời điểm đó được coi là “mới”, nhưng cam kết vẫn chưa rõ ràng. Sau đó, Tập Cận Bình không hứa sẽ ngừng nạo vét, tôn tạo đảo hoặc các hoạt động trong khu vực và cũng không nói rõ “quân sự hóa” nghĩa là gì.
Tháng 5/2019, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khi đó là Joseph Dunford cho rằng Trung Quốc “rõ ràng… phớt lờ cam kết đó”, minh chứng là “đường băng dài khoảng 3.000 km, cơ sở lưu trữ đạn dược, triển khai thường xuyên các khả năng phòng thủ tên lửa, năng lực hàng không…” trên các đảo.
Sự thật là, Trung Quốc đã quân sự hóa các đảo này để thiết lập quyền kiểm soát các đảo và vùng biển xung quanh.
Ngay cả đối với Philippines, năm 2016 khi Duterte sang thăm Trung Quốc, Tập Cận Bình hứa sẽ đầu tư và cho Philippines vay 24 tỉ USD. Tuy nhiên, thực tế thì số tiền đầu tư và cho Philippines vay rất ít ỏi so với lời hứa ban đầu.
Còn đối với Việt Nam thì sao?
Trung Quốc cũng luôn đưa ra các lời hứa rất tốt đẹp với Việt Nam. Và thực tế, nhiều lần Việt Nam “nếm trái đắng” từ các lời hứa của lãnh đạo Trung Quốc.
Năm 2011, khi mới đắc cử Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến sang thăm Trung Quốc và hai bên đã ký kết “Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết tranh chấp trên biển”. Hai bên còn thiết lập đường dây nóng để giải quyết các bất đồng trên biển.
Thế nhưng, năm 2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan khổng lồ vào ngay vùng EEZ của Việt Nam, các nỗ lực tiếp xúc ngoại giao của Việt Nam để giải quyết vấn đề này đều không thành công, đường dây nóng để giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai bên bị “ngoài vùng phủ sóng”, còn Thoả thuận về nguyên tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp trên biển chỉ coi như “tờ giấy lộn”.
Mới đây, trong một bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba viết rằng: “Trong thời gian tới, hai nước cần phát huy truyền thống hữu nghị tốt đẹp, tăng cường đoàn kết và hợp tác hơn nữa.
Việc không ngừng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước.
Hai bên cần tăng cường hợp tác cùng có lợi, đoàn kết phát triển, kiên trì theo đuổi chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do, đẩy nhanh hợp tác kết nối giữa sáng kiến “Vành đai và Con đường” với chiến lược “Hai hành lang, một vành đai”, thúc đẩy hợp tác thiết thực giai đoạn hậu COVID-19 và trên các lĩnh vực khác như: nông nghiệp công nghệ cao, thương mại điện tử, y tế công cộng….
Hai nước cần kiên trì đối thoại hiệp thương, duy trì ổn định khu vực.
Hòa bình, ổn định là tiền đề cho sự phát triển thịnh vượng. Là hai nước láng giềng, khó tránh khỏi những lúc bất đồng, hai bên cần nghiêm túc thực hiện nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo hai Đảng, hai nước, giải quyết ổn thỏa bất đồng thông qua hiệp thương hữu nghị để duy trì đại cục phát triển và hợp tác hai nước.”
Thiết nghĩ, liệu có ai tin vào những lời lẽ của kẻ mà thế giới gọi là “sói đội lốt cừu” này được không?
Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Nguyễn Thị Kim Ngân, hành trình từ thành công tột đỉnh đến thất bại ê chề
>>> Kế hoạch hoàn hảo của cha con Nguyễn Tấn Dũng né đòn Nguyễn Phú Trọng
>>> Đại sứ quán Anh: Số vụ tấn công, hiếp dâm người nước ngoài tăng ở Hà Nội
Cuộc đấu Vương Đình Huệ và Hoàng Trung Hải, cú lật kèo ngoạn mục
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT