“Đạp nhau” tranh ghế – Trung ương 14 hóa nồi lẩu chính trị

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=nrQXElqNRdU

Hôm 14-12-2020, Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam 14 khai mạc với dự kiến sẽ công bố kết quả bỏ phiếu giới thiệu nhân sự T.Ư khóa XIII.

Các cuộc thảo luận được nói đang nóng lên về vai trò lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc họp vào tuần này trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc theo kế hoạch sẽ được tiến hành vào tháng 1 năm 2021.

Việt Nam không có lãnh đạo tối cao và được lãnh đạo chính thức bởi tứ trụ gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư đảng Cộng sản và Chủ tịch Quốc hội.

Theo hãng tin Reuters dưới đây là một số ứng cử viên có thể có cho các vị trí hàng đầu:

NGUYỄN PHÚ TRỌNG, 76

Ông Trọng, một người có nặng về ý thức hệ đảng cộng sản, là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và là người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng sau khi loại bỏ một lãnh đạo cũ có quan hệ chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp.

Kể từ khi kế thừa vị trí Chủ tịch nước khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào năm 2018, ông đã trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất Việt Nam trong nhiều thập kỷ, nhưng luôn phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe.

NGUYỄN XUÂN PHÚC, 6

Thủ tướng Phúc đã đại diện cho Hà Nội trên trường thế giới với tư cách là đại diện cho nhiều thỏa thuận thương mại của Việt Nam và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương khu vực với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm nay.

Phúc có thể đấu tranh cho nhiệm kỳ thứ hai hoặc tìm cách leo lên hàng ngũ của đảng Cộng sản.

NGUYỄN THỊ KIM NGÂN, 66

Ngân hiện là Chủ tịch Quốc hội và được nhiều người kỳ vọng sẽ kế nhiệm bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận. Chủ tịch Quốc hội là người ít quyền lực nhất trong tứ trụ, nhưng cũng chính ông Trọng đã giữ vai trò đó từ năm 2006-2011.

TRẦN QUỐC VƯỢNG, 67 tuổi

Là người cùng ý thức hệ đảng cộng sản, Vượng là cánh tay phải của Trọng và đã sát cánh trong chiến dịch chống tham nhũng của ông ta. Vẫn còn phải xem ông Vượng có được bao nhiêu sự ủng hộ với tư cách là người kế nhiệm tiềm năng từ các thành viên bên ngoài quỹ đạo của Trọng.

TÔ LÂM, 63 tuổi

Ông Tô Lâm là Bộ trưởng Bộ Công an, vai trò mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng nắm giữ. Điều này khiến ông Tô Lâm trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vai trò Chủ tịch nước vốn chủ yếu là nghi lễ.

NGÔ XUÂN LỊCH, 66 tuổi

Cả quân đội và công an sẽ tranh giành ảnh hưởng trong Bộ Chính trị, với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đứng đầu phụ trách quân đội.

Ảnh 1: Các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại

PHẠM MINH CHÍNH, 62 tuổi

Ông Chính đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực và có ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, giúp ông có thể vươn xa trong các cấp bậc của đảng. Ông là cựu Thứ trưởng Bộ Công an.

TRƯƠNG HÒA BÌNH, 65 tuổi

Việt Nam có 4 phó thủ tướng, nhưng ông Bình là Phó thủ tướng thường trực nên ông đứng đầu trong số các phó thủ tướng. Ông đã đảm nhận một số danh mục kinh tế của thủ tướng, khiến ông trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vai trò đó.

PHẠM BÌNH MINH, 61 tuổi

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh là một trong số ít các quan chức hàng đầu có thể nói thông thạo tiếng Anh. Trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông là gương mặt đại diện cho động lực ngoại giao hướng ngoại của Việt Nam.

VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, 63 tuổi

Huệ hiện là Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội thay Hoàng Trung Hải. Từng là Bộ trưởng Tài chính và Giáo sư kinh tế, ông Huệ được coi là có một số trình độ cần thiết để hoàn thành vai trò Thủ tướng tập trung vào kinh tế.

Ủy viên Bộ Chính trị nào đủ tuổi tái cử?

BBC được biết Hội nghị Trung ương 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ khai mạc ngày 14/12, có thể kéo dài cả cuối tuần, chủ yếu để bàn vấn đề nhân sự cấp cao.

Đại hội 13 chuyển giao lãnh đạo sắp đến gần. Mặc dù Đảng chưa công bố ngày chính thức, nhưng theo thông lệ, Đại hội Đảng thường tổ chức vào cuối tháng Giêng, nghĩa là đầu năm 2021.

Hội nghị Trung ương 13 vào tháng 10 chỉ mới giới thiệu 119 đảng viên tái cử Trung ương và 107 người lần đầu giới thiệu tham gia Trung ương.

Vì thế, dự kiến trọng tâm của Hội nghị 14 sẽ là bàn nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư của khóa 13 trong 5 năm tới.

Hồi tháng 10, ông Lê Quang Vĩnh, trợ lý thường trực Ban Bí thư, cho báo chí biết tại hội nghị 13, có 119 người được giới thiệu tái cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa tới, trong số này cũng có những người quá tuổi, nhưng Ban Chấp hành trung ương chưa xem xét, kết luận.

Ảnh 2: Ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, sinh năm 1955

Ngoài ra, có 107 người lần đầu được giới thiệu tham gia để bầu ủy viên Ban Chấp hành trung ương chính thức và 44 người tham gia lần đầu để bầu ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành trung ương.

Đây chỉ là giới thiệu của các cơ quan, và Hội nghị trung ương 13 đã bỏ phiếu biểu quyết. Kết quả bỏ phiếu phải đến Hội nghị trung ương 14 mới công bố. Hội nghị trung ương 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021 và sau đó có hội nghị 15 nữa hay không thì chưa biết…”, ông Vĩnh nói khi đó.

Ông Vĩnh khi đó còn khẳng định Hội nghị trung ương 13 vừa qua mới chỉ xem xét các trường hợp nằm trong khung tuổi, đủ tiêu chuẩn điều kiện.

Còn các nhân sự thuộc diện trường hợp đặc biệt, trên 60 tuổi đối với ủy viên trung ương; trên 65 tuổi đối với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thì chưa được xem xét trong hội nghị 13, mà Ban Chấp hành trung ương sẽ xem xét trong các hội nghị tiếp theo.

Còn ông Nguyễn Đức Hà (nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương) giải thích thêm trên tờ Zing News: “Quy trình là chuẩn bị xong nhân sự cũng phải từ Trung ương rồi mới đến nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Xong nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới chuẩn bị đến nhân sự lãnh đạo chủ chốt. Cuối cùng mới tính đến “trường hợp đặc biệt.”

Ông Nguyễn Đức Hà ám chỉ với các “trường hợp đặc biệt“, sẽ do Đại hội Đảng 13 là nơi quyết định chung cuộc:

Với những “trường hợp đặc biệt”, Bộ Chính trị phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, nhiều mặt mới quyết định trình ra Ban Chấp hành Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương phải xem xét, cân nhắc rồi mới quyết định báo cáo với Đại hội để Đại hội xem xét, quyết định. “

Ảnh 3: Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Hội nghị dự kiến tiến hành từ 14-20/12.

Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 nào còn đủ tuổi

Phương hướng công tác nhân sự của Đảng Cộng sản quy định rõ độ tuổi tái cử ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức tới thời điểm Đại hội XIII năm 2021 là không quá 60 tuổi với Ủy viên Trung ương và không quá 65 tuổi với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Độ tuổi tham gia lần đầu là không quá 55. Trường hợp “đặc biệt” sẽ do Bộ Chính trị, Trung ương xem xét quyết định trình đại hội.

Bộ Chính trị khóa 12, bầu ra năm 2016, có hai ông Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1961) và Hoàng Trung Hải (1959) còn đủ tuổi nhưng gần đây đã bị kỷ luật của Đảng.

Vì thế gần như chắc chắn, hai ông này sẽ không còn trong danh sách giới thiệu Bộ Chính trị khóa sau.

Về độ tuổi, những người sau đây trong Bộ Chính trị vẫn còn trong độ tuổi tái cử:

Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, 1955. Trường hợp ông Trương Hòa Bình khá đặc biệt, vì ông sinh ngày 13 tháng Tư năm 1955.

Do đó nếu Đại hội Đảng tổ chức trước thời điểm tháng Tư 2021, ông vẫn được xem là 65 tuổi.

Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, 1958

Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội (từ 2/2020), 1957

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, 1957

Trương Thị Mai, Trưởng ban dân vận, 1958

Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, 1959

Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, 1970

Đại hội của Đảng sao lại cho là ‘đại hội của toàn dân’?

 “Đại hội của Đảng cũng là Đại hội của Nhân dân.” Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Nguyễn Thiện Nhân đưa ra tuyên bố như vừa nêu tại buổi gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan báo chí trước Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, do Thường trực Thành ủy Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tuần đầu tháng 10.

Ảnh 4: Các Ủy viên Bộ Chính trị đủ tuổi tái cử khóa XIII, Ảnh: báo Thanh niên

Ông Lê Công Giàu, nguyên Phó bí thư Thành đoàn TPHCM, khi trả lời RFA hôm 7/10, nói:

Thật ra ông Nhân nói như thế là nói không đúng, vì đại hội Đảng là đại hội của nội bộ Đảng, chứ nó không phải là đại hội của dân. Đó là một cái sai, hiểu về Đảng như thế là không đúng.

Cái thứ hai là người dân nói chung, ở TPHCM cũng như ở cả nước, họ ít quan tâm đến mấy cái đại hội của Đảng lắm. Vì nếu họ quan tâm thì họ cũng không biết được gì, những thông tin đưa ra không cho họ ý niệm gì về đại hội Đảng. Ví dụ như là đại hội này ai ứng cử? Ai tranh cử? Thì cái đó đâu có, điều lệ là không cho ứng cử, không cho tranh cử. Ví dụ bầu cho bí thơ thành phố thì chỉ có một người ra, rồi chỉ định rồi bầu thôi…

Như vậy nó không giống ở những nước khác, chúng ta thấy bầu cử ở nước khác rất là sôi nổi thì người ta còn để ý, chứ ở Việt Nam thì người ta không để ý. Vì để ý để được cái gì, vì để ý họ cũng chẳng có thông tin gì.”

Theo giải thích của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, Đại hội Đảng là để Đảng kiểm điểm trách nhiệm thông qua sự đánh giá của người dân. Đồng thời ông Nhân cho rằng, những mong muốn, nguyện vọng của từng người dân phải được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng. Ông Nhân nhấn mạnh Đại hội của Đảng cũng là Đại hội của nhân dân, vì vậy việc lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến đóng góp và giao nhiệm vụ của nhân dân là rất quan trọng.

Để tìm hiểu thực tế, RFA hôm 7/10 liên lạc Nhạc sĩ Lê Thiệu, một cư dân Sài Gòn, và được ông cho biết ý kiến của mình:

Câu nói đó rất buồn cười, vì sao? Vì đại hội Đảng là của Đảng chứ sao của nhân dân được? Toàn bộ những người đi tham gia đại hội đó toàn là Đảng viên, không có một người dân nào ngồi trong đại hội đó hết. Ông Nhân nói như thế là mang tính cách lấp liếm, để mà mị những người dân… mà dân trí thấp, chứ tất cả người dân đều hiểu đại hội Đảng là của Đảng, không dính líu gì tới dân. Nói chung người lao động họ không quan tâm đâu, những người lao đầu tắt mặt tối chỉ lo kiếm cơm qua ngày, qua tháng… Họ không biết đại hội Đảng tổ chức ngày nào, lần thứ bao nhiêu…”

Ông Thiệu cho rằng, chỉ có một số ít người dân thuộc giới quan tâm chính trị, thì họ mới biết đại hội Đảng tổ chức ngày nào, lần thứ bao nhiêu… họ theo dõi tin tức để biết cơ cấu đại hội Đảng sẽ như thế nào, ai sẽ lên chức gì… Theo ông Thiện, nói chung tại Sài Gòn, đa số người dân không quan tâm đến đại hội Đảng.

Ảnh 5: Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội đại biểu đảng bộ thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Dưới góc nhìn cá nhân, Nhà hoạt động Trần Bang, hôm 7 tháng 10 năm 2020 cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình:

Câu nói của ông Nhân rõ ràng chỉ hợp lý với Đảng cộng sản, chứ không hợp lý với toàn bộ dân Việt Nam. Vì dân Việt Nam không chỉ có chủ nghĩ Mác Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh như ông Nguyễn Thiện Nhân, 97 triệu dân Việt Nam có rất nhiều tư tưởng khác nhau và có thể nói là phần đông họ không chấp nhận chế độ cộng sản như các nước văn minh trên thế giời. Chỉ còn số ít bám lấy chủ nghĩa cộng sản như ông Nhân để tiếm quyền, họ độc tài, độc quyền để tư túi làm lợi cho Đảng của họ, cho dòng họ phe cánh của họ. Chứ không phải là người dân Việt Nam, dân Việt Nam bây giờ thích học chữ Anh, thích đi Mỹ đi Anh… Thậm chí Đảng viên của ổng bề ngoài có thể theo ổng, nhưng bề trong nó chuẩn bị mua quốc tịch Âu Mỹ.

Theo Nhà hoạt động Trần Bang, rõ ràng là làm sao Đại hội Đảng có thể là của toàn dân được. Đại hội Đảng chỉ là của một nhóm người, lợi dụng để tiếm quyền.

Cũng tại buổi họp báo, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhắc lại khẩu hiệu ‘vì cả nước, cùng cả nước’, TPHCM phải phát huy được sức mạnh tổng hợp, đại đoàn kết toàn dân tộc… để phát triển TPHCM cùng cả nước.

Những điều ông Nhân nói đươc cho là công tác dân vận. Để tìm hiểu thêm, Đài Á Châu Tự Do hôm 7 tháng 10 năm 2020 liên lạc ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, và được ông giải thích:

 “Về đạo lý, nguyên tắc, hiến pháp thì Đại hội Đảng phải là đại hội của toàn dân, và dân phải có ý kiến đóng góp của mình. Bời vì hiến pháp ghi rõ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội, thế thì dân phải có ý kiến với Đảng. Hiến pháp cũng ghi rõ Đảng phải chịu trách nhiệm trước luật pháp, đạo đức và trước nhân dân mọi hành vi của mình. Vì thế một đại hội của Đảng phải làm sao huy động được, cầu xin được, mong ước lạy lục người ta để người ta tham gia. Hiện nay dân chúng rất thờ ơ, họ xem khai mạc đại hội 13 mà hết sức buồn thảm, buồn hơn cả bộ mặt ông Nguyễn Phú Trọng nhợt nhạt không có sinh khí, cúi đầu đọc bài nghìn từ… Rõ ràng hình ảnh Hội nghị 13 là phản cảm, nó làm cho người dân càng chán, càng thờ ơ.”

Ảnh 6: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 14.

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, đó là cái Đảng không làm được. Ông Mai cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân “nói phét” chứ không làm được. Theo ông, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phải nói điều này từ năm ngoái. Tại TPHCM thì ông Nhân phải tỏ ra là xây dựng, tạo ra cơ sở để dân chúng TPHCM tham gia đóng góp xây dựng… Rồi Đảng lắng nghe, sửa sai, đặc biệt là những sai lầm to lớn của Đảng bộ TPHCM để bước vào đại hội. Ông Nguyễn Khắc Mai nói tiếp:

Cái này Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói nhưng cũng không làm được. Cái này người ta gọi là Chủ nghĩ dân túy cộng sản, nịnh nọt dân như thế, hót lên mấy câu như thế, không đâu vào đâu cả… Cho nên hiện nay, cái sai lầm lớn là Đảng đã tách rời nhân dân, họ coi công việc là của họ, còn dân là bên ngoài, là tay sai, họ suy nghĩ được gì rồi bảo ban chỉ thị, ra nghị quyết cái ấy.”

Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, như vậy là Đảng cộng sản Việt Nam đã tách rời khỏi nhân dân, và đây là một sai lầm của Đảng. Nếu Đảng cộng sản tách rời khỏi nhân dân, thì Đảng không còn chỗ đứng, không còn vị trí trong dân tộc Việt Nam nữa.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đinh La Thăng hầu tòa, báo chí réo tiếp Nguyễn Văn Thể

>>> Nguyễn Phú Trọng chốt danh sách đốt lò cuối năm

>>> Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị nào đủ tuổi tái cử?

Đâm sau lưng và “Tình người cộng sản” – thẩm phán bắt tay tướng Chung

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT