Hành vi hủy diệt
Phạm Minh Vũ
Mới đây, Uỷ ban ND tỉnh Bình Thuận (BT) đề nghị sử dụng tro, xỉ đã được công nhận hợp chuẩn, hợp quy làm vật liệu san lấp cho các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Không những cho tỉnh BT mà kêu gọi hỗ trợ và khuyến khích các tỉnh lân cận BT như Đồng Nai, Ninh Thuận, các tỉnh Tây Nguyên nên sử dụng xỉ, tro của nhà máy điện Vĩnh Tân trong việc san lấp cho các công trình xây dựng.
Hợp quy và hợp chuẩn là khái niệm do Bộ tài nguyên môi trường đưa ra để đánh giá chất lượng xỉ tro đã an toàn rồi, thoải mái sử dụng cho việc san lấp, đó là khái niệm lấp liếm bao che cho các hành động phá hoại môi trường Việt Nam của Bộ tài môi này. Hiện nay với 18.000 MW của các nhà máy điện than đang hoạt động thải ra khoảng 20-25 triệu tấn tro và xỉ. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu không có biện pháp xử lý thì đến năm 2030 sẽ tồn dư khoảng 422 triệu tấn và mỗi năm thêm khoảng 32 triệu tấn nữa. Và nếu cứ bình quân bãi tro xỉ đắp cao khoảng 5m thì sẽ mất khoảng 65 km2 để chứa tro xỉ và mỗi năm thêm 5km2 bằng một xã đồng bằng Bắc Bộ, các bạn cũng nên nhớ rằng thành phố Huế hiện tại cũng chỉ khoảng 72 km2, thành phố Hà Tĩnh 65 km2, như vậy xỉ, tro tồn động là vấn đề gây nguy hại cho môi trường Việt Nam. Biến núi xỉ, tro nguy hại đó thành vật liệu xây dựng thì bộ tài môi còn cách đưa ra khái niệm gọi là hợp quy và hợp chuẩn cho nó để nó được ngang nhiên san lấp mặt bằng hợp pháp.
Thực chất có rất nhiều bằng chứng khoa học trong nước và quốc tế khẳng định các thành phần của tro xỉ rất nguy hại với sức khỏe con người và môi trường, đặc biệt nó chứa thủy ngân, và các chất độc hại khác, cũng vì lý do này tại Thông tư 36/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa tro xỉ của nhiệt điện than vào danh mục các chất thải nguy hại. Vậy mà các tỉnh thành hiện nay lại có nhiều trào lưu vận động ngược để đưa tro xỉ ra khỏi danh mục này, và đây có thể là hành động có thể nói giết người không dao khi tác hại của nó ảnh hướng đến con người một khi nó được san lấp.
Thậm chí tro xỉ của nhà máy nhiệt điện than cấm đem ra san lấp mà phải cần được quản lý và xử lý, vì nó nhiều thành phần hóa học, đặc biệt là tro xỉ ở những vùng như Nông Sơn, Quảng Nam hay than Quảng Ninh là có chứa chất phóng xạ và chất thủy ngân thì chất phóng xạ, thủy ngân đều là những chất nguy hại tới sức khỏe con người cũng như môi trường.
Than Quảng Ninh chứa khoảng 0,464 mg thủy ngân mỗi kg than. Vào năm 2030, ước tính lượng than sử dụng 144 triệu tấn mỗi năm, trong đó than nội khoảng 50 triệu tấn và than nhập khoảng 94 triệu tấn. Riêng thủy ngân chứa trong than nội với mức 0,464mg/kg than và tỷ lệ loại bỏ 65%, lượng thủy ngân xả ra không khí là 7 tấn mỗi năm. Đó là chưa kể than nhập vì chúng ta chưa biết than nhập có chứa những chất gì, hàm lượng bao nhiêu. Chỉ tính thủy ngân xả ra môi trường là 7 tấn thì quý vị thử tưởng tượng sự hủy diệt của Nhiệt điện than ra sao? Đó là tính riêng hàm lượng thủy ngân, chưa kể phóng xạ hay các hoá chất khác.
Vậy mà vừa rồi, Hà Tĩnh đã sử dụng xỉ, tro của Formosa đem đi san lấp mặt bằng, chính bộ tài môi đã cảnh báo xỉ, tro than là chất độc nguy hại, nhưng vì lợi ích mà các phe nhóm đã quyết tâm đem chất độc đó đẩy ra môi trường quyết hủy diệt sự sống.
Trên thế giới đã xem Nhiệt điện than là quá khứ vì tác hại của nó không những ảnh hưởng tới môi trường riêng quốc gia đang có các nhà máy hoạt động mà nó tác động tới trái đất, góp phần nóng lên toàn cầu. Nguy hại là thế, nên Trung quốc đã nghiêm cấm các nhà máy nhiệt điện than trên 50 MW hoạt động, thế nhưng VN lại rước nó về từ Trung quốc, mua với giá cao ngất ngưỡng, ví dụ như các nhà máy đầu tư ở Vĩnh Tân có mặt của EVN, nếu có lỗ thì EVN lại bắt dân đen trả cho việc đầu tư ấy.
Trong khi thế giới đã chuyển qua dùng năng lượng gió, năng lượng mặt trời… thì VN vẫn tự hào cho tới năm 2030 sẽ có khoảng 80 nhà máy nhiệt điện than hoạt động. Tự hào cái gì khi chính TQ cũng vứt đi mà VN nhặt về để hủy hoại dân tộc VN? Chưa kể các nhà máy điện gió hay điện mặt trời bị bắt phải giảm tải công suất. Tại sao lại không đầu tư cho năng lượng gió và mặt trời mà cố chui đầu vào cái hố tử thần điện than mà làm? VN sẽ ra sao với 80 nhà máy nhiệt điện than hàng năm thải ra hàng chục tấn thủy ngân, phóng xạ phủ trên bầu trời, dưới đất chúng sẽ san lấp chất xỉ, tro ngấm vào lòng nước chảy vào chén cơm từng gia đình?
Nhiều khi tôi tự hỏi, phải chăng đi ngược dòng chảy văn minh nhân loại là chủ trương vĩ đại của đảng?
Màu trắng khăn tang sẽ bao phủ lấy muôn con người đất Việt, trước khi nó kịp tiến lên thiên đường XHCN hay hóa rồng hóa hổ!
Phạm Minh Vũ
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=647508919441594&id=100025474742676
EVN-KẺ PHÁ HOẠI ĐƯỢC BẢO KÊ
-Đỗ Ngà-
Hôm nay ngày 5 tháng 7, trên Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài viết “Bụi, tiếng ồn gần Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân vượt ngưỡng cho phép” cho biết, nhà máy nhiệt điện công nghệ lạc hậu của Trung Cộng đầu tư tại đây lại tiếp tục gây ô nhiễm, lần này là ô nhiễm tiếng ồn. Trước đây nhà máy này cũng từng xin đổ hàng triệu chất thải xuống biển và bị xã hội phản đối, thế nhưng sau đó nhà máy này đã vứt nó đi đâu thì cũng chẳng ai biết.
Ngày 19 tháng 12 năm 2019, trên báo Hải Quan Online cơ bài viết “Việt Nam sẽ nhập khẩu 2,1 tỷ kWh điện từ Trung Quốc trong 2020” đã cho biết nhu cầu điện trong nước đang thiếu và EVN phải mua điện từ Tàu và Lào để bù vào. Điện thiếu như thế nhưng hiện nay EVN đang gây khó khăn với dự án Điện khí LNG Bạc Liêu (xem bài “Dự án điện khí LNG Bạc Liêu: vẫn vướng mắc giá bán điện” đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 5 tháng 7 năm 2020). Được biết dự án này do công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd đến từ Singapore muốn đầu tư 4 tỷ đô dưới dạng FDI. Điều kiện để được phê duyệt dự án đầu tư là, nhà đầu tư phải đàm phán giá bán điện với EVN. Nếu đàm phán thành công thì được đầu tư, nếu không thành công thì “cút xéo”. Đây là một nút thắt vô cùng phi lí, ĐCS đã trao cho EVN quyền này chẳng khác nào cho phép muốn làm gì thì làm. Công ty nào muốn đầu tư nhà máy điện tại Việt Nam phải quỳ lạy EVN. Những nhà đầu tư nào không chi mạnh để đổ vào mõm quan chức EVN thì khó mà đặt chân vào Việt Nam để đầu tư.
Trong hoàn cảnh đất nước thiếu điện mà EVN lại muốn chặn một dự án đầu tư nhà máy điện dùng khí hóa lỏng (loại công nghệ sạch hơn điện than rất nhiều) thì điều này cho thấy, trong vấn đề này có khúc mắc. Trong khi đó EVN lại mời Tàu Cộng vào xây rất nhiều dự án nhà máy điện than vừa ô nhiễm, vừa lạc hậu? Thật không thể hiểu nổi. Chỉ có thể là EVN là cánh tay nối dài của Tàu Cộng, hoặc là đòi ăn quá dày chăng?
Để trả lời cho vấn đề bất cập này tất nhiên EVN sẽ lấy lý do “giá” điện để bào chữa. Khi mà Tàu dùng công nghệ “ve chai” để đầu tư thì tất nhiên giá điện rẻ rồi?! Với những thứ công nghệ lạc hậu đó, họ muốn mang vứt đi thì phải tốn tiền cho bên xử lý rác, thế nhưng nhét cho quan chức EVN và các quan chức CS ở cấp cao hơn một ít tiền là họ đồng ý rước thứ của nợ này ngay. Thay vì phải tốn tiền để thanh lí nó, Tàu Cộng lại mang nó qua Việt Nam vừa bán điện kiếm tiền vừa nhả hàng triệu tấn chất thải hàng năm đầu độc dân Việt. Ngày 29 tháng 1 năm 2018 trên báo Dân Trí có bài viết “Trung Quốc sắp “từ mặt” nhiệt điện than” đã cho biết, nước này đang muốn tống khứ thứ công nghệ lạc hậu và đầy ô nhiễm này, và tất nhiên họ mang đi đâu chắc không cần nói ai cũng hiểu. Chính EVN tiếp nhận nó một cách dễ dàng.
Hiện nay điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam đang bị EVN bóp chết bằng cái quyền được độc quyền giá điện. EVN vừa độc quyền giá mua và độc quyền luôn cả giá bán: Độc quyền giá mua giúp họ có quyền sinh quyền sát với các nhà đầu tư ngành điện vào Việt Nam. Họ gật đầu thì được đầu tư, họ lắc đầu là phải biến ra khỏi Việt Nam. Và chính cái đặc quyền quái đản này họ đã hoặc đuổi cổ hoặc bóp chết những nhà đầu tư năng lượng sạch. Tống sạch mời bẩn, EVN đã gián tiếp đầu độc dân Việt; Còn độc quyền giá bán thì lại giúp cho EVN trấn lột dân bao nhiêu tùy thích.
Để EVN tồn tại với nhiều đặc ân quái đản như vậy, đất nước Việt Nam và dân Việt Nam đã phải thiệt thòi quá nhiều. EVN chính xác là một kẻ phá hoại được bảo kê bởi nhà nước.
-Đỗ Ngà-
>>> https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=602036540726258&id=100027597514841
Tham khảo:
Thoibao.de (Tổng hợp)