Bắc Triều Tiên xuất hiện “sư tử” hung hãn hơn Kim Jong Un

https://www.youtube.com/watch?v=_ZmtZq_w8kI
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=_ZmtZq_w8kI

Em gái của lãnh tụ Triều Tiên cảnh báo sẽ đưa ra các biện pháp trả đũa nhắm vào Hàn Quốc mà có thể có sự tham gia của quân đội, trong đợt leo thang căng thẳng mới nhất liên quan đến những người đào tị chạy khỏi miền Bắc, những người đã thả truyền đơn và thực phẩm ngược trở về Triều Tiên.

Kim Yo Jong, người giữ vị trí như một trong phụ tá hàng đầu không chính thức của Kim Jong Un, đưa ra cảnh báo trong một tuyên bố được hãng thông tấn nhà nước KCNA loan tải vào ngày thứ Bảy.

Bằng cách thực thi quyền hành của tôi được Lãnh tụ Tối cao, Đảng của chúng ta và nhà nước ủy quyền, tôi đã đưa ra chỉ thị cho cơ quan đặc trách sự vụ với kẻ thù thực hiện dứt khoát hành động tiếp theo,” bà Kim nói.

Tuyên bố của bà không nói rõ hành động tiếp theo có thể là gì. Nó được đưa ra vài ngày sau khi Hàn Quốc có hành động pháp lí nhắm vào những người đào tị, những người đã gửi những thứ như gạo và truyền đơn chống lại miền Bắc, thường là bằng bong bóng thả bay qua biên giới được phòng thủ nghiêm ngặt hoặc trong những chai thả trôi ngoài biển.

Triều Tiên nói họ phẫn nộ về những người đào tị. Để biểu thị sự bất mãn của mình Triều Tiên trong tuần qua đã cắt đứt đường dây nóng liên Triều và đe dọa đóng cửa văn phòng liên lạc giữa hai chính phủ.

Như một phần trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ với miền Bắc, chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tìm cách ngăn cản các chiến dịch phát truyền đơn và gạo, và những người đào tị đã phàn nàn về áp lực buộc họ tránh những chỉ trích Triều Tiên.

Các nhà phân tích nói rằng Triều Tiên dường như đang sử dụng vấn đề truyền đơn để tăng áp lực lên Hàn Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân đang bị đình trệ.

Truyền đơn là một cái cớ hoặc một sự biện minh để gia tăng đòi hỏi, tạo ra một cuộc khủng hoảng và bắt nạt Seoul để đạt được điều họ muốn,” Duyeon Kim, một cố vấn cao cấp của International Crisis Group, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập có trụ sở tại Bỉ, nói với Reuters.

Ảnh: cô Kim Yo Jong, thường xuyên tháp tùng bên cạnh chủ tịch Kim Jong Un

Bình Nhưỡng cảm thấy bị phản bội và bị lừa gạt bởi tiên đoán của Seoul rằng Mỹ sẽ dỡ bỏ một số chế tài để đổi lấy việc Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng hạt nhân của họ, và bực tức vì các truyền đơn và các cuộc tập trận quân sự của Mỹ-Hàn vẫn tiếp diễn, bà Kim nói.

 “Họ bực tức vì Seoul đã không làm gì để thay đổi môi trường và giờ đang bảo Seoul hãy tránh xa các cuộc đàm phán hạt nhân của họ với Washington,” bà nói thêm.

Theo Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc (UNC), cả CHDCND Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều vi phạm thỏa thuận ngừng bắn khi binh sĩ hai bên nổ súng vào ngày 3.5.

Nhóm điều tra đặc biệt của UNC kết luận rằng binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đều vi phạm thỏa thuận ngừng bắn được áp dụng sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1953, theo Reuters ngày 26.5.

UNC là đơn vị thuộc Liên Hiệp Quốc hiện do tướng Mỹ Robert Abrams chỉ huy phụ trách các sự vụ liên quan đến vùng phi quân sự liên Triều (DMZ) vì về lý thuyết, hai nước vẫn chưa đạt được hiệp ước hòa bình sau chiến tranh.

Theo UNC, binh sĩ Triều Tiên tại một trạm gác đã bắn 4 loạt đạn 14,5 mm vào một trạm gác của UNC ở phía nam Đường phân giới quân sự (MDL) chia cắt DMZ.

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng các loạt đạn này là vô ý, nhưng UNC cho biết “điều tra không thể xác định rõ ràng rằng 4 loạt đạn bắn ra do cố ý hay sơ sót”.

Giới chức quân đội Triều Tiên xác nhận đã nhận được các câu hỏi từ nhóm điều tra nhưng chưa trả lời chính thức, theo UNC.

Kết luận của UNC cũng cho hay các binh sĩ Hàn Quốc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn khi bắn 2 loạt đạn đáp trả về phía Triều Tiên vào khoảng 30 phút sau đó.

Ảnh: Moon Jae-in, tổng thống Hàn Quốc, với Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triều Tiên, tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Khu phi quân sự ở Paju, Hàn Quốc , ngày 27 tháng 4 năm 2018.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lấy làm tiếc về kết luận của UNC vì cho rằng tổ chức này chưa điều tra đủ về vai trò của Triều Tiên. Theo đó, quân đội Hàn Quốc đã theo đúng quy trình khi bắn trả.

Triều Tiên nói thấy ít lí do để duy trì quan hệ với Tổng thống Trump

Các nhà lãnh đạo Triều Tiên nói họ thấy có ít lí do để duy trì mối quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump hai năm sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa ông và lãnh tụ Kim Jong Un tại Singapore.

Bộ trưởng Ngoại giao Ri Son Gwon nói trong một phát biểu đăng trên truyền thông nhà nước hôm thứ Sáu rằng kể từ hội nghị thượng đỉnh, mối quan hệ thù địch giữa hai nước “không thay đổi, nhưng tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày càng tệ hơn.”

Hội nghị thượng đỉnh 2018 phần lớn mang tính biểu tượng và không đưa tới một thỏa thuận cụ thể. Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai ở Việt Nam vào năm 2019, Mỹ không đạt được thỏa thuận nào với Triều Tiên để nước này từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, và về những đòi hỏi của Triều Tiên nhanh chóng giảm bớt chế tài.

Bình Nhưỡng đã tỏ thái độ hằn học bằng một loạt các cuộc thử nghiệm vũ khí trong những tháng gần đây và cũng chỉ trích việc Washington săm soi Trung Quốc, nước đồng minh chủ chốt của Triều Tiên.

Ông Ri nói ông Trump, người vẫn đề cao mối quan hệ của ông với ông Kim, đang tìm cách đạt được ảnh hưởng chính trị thay vì thực sự đạt được một thỏa thuận chung.

Chúng tôi sẽ không bao giờ cho cho nhà lãnh đạo của Mỹ một cơ hội khác để họ lợi dụng đạt thành tích mà không nhận lại bất kì lợi ích nào,” ông nói. “Không có gì đạo đức giả hơn một lời hứa rỗng tuếch.”

Hôm thứ Năm, Triều Tiên cảnh báo Mỹ chớ xen vào chuyện nội bộ của họ và đe dọa sẽ gây gián đoạn cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 nếu chính quyền Trump tiếp tục chỉ trích Bình Nhưỡng về quyết định của họ cắt đứt liên lạc với Hàn Quốc.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa tiết lộ cáo buộc hình sự đối với hơn 20 quan chức ngân hàng Bắc Triều Tiên vì đứng sau một kế hoạch rửa tiền 2,5 tỷ USD.

Cụ thể, 28 người Bắc Triều Tiên phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc có liên quan đến gian lận ngân hàng, rửa tiền và các doanh nghiệp bình phong. Đây là lần đầu tiên các thành viên của hệ thống tài chính Bắc Triều Tiên bị buộc tội.

Theo Fox News, bản cáo trạng này dài 50 trang, được hoàn tất vào tháng 2/2020 và được tiết lộ vào sáng hôm qua (28/5) tại tòa án liên bang Washington DC.

Bản cáo trạng nêu chi tiết một trang web của các công ty vỏ bọc và các chi nhánh “sân sau” của một ngân hàng được nhà nước Triều Tiên bảo trợ ở nước ngoài, bao gồm ở cả Trung Quốc và Nga, giúp Triều Tiên lách luật quốc tế mua sắm trên toàn cầu. Năm người có quốc tịch Trung Quốc cũng bị buộc tội.

Kế hoạch này được thực hiện từ năm 2013 và đã được xây dựng trong nhiều năm, khi Mỹ và các cường quốc khác áp các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nhằm mục đích ngăn chặn nước này phát triển vũ khí hạt nhân và làm tê liệt nền kinh tế.

Ngân hàng bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ buộc tội nặng nhất là Ngân hàng Ngoại thương Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đây là tổ chức tài chính trọng yếu của Triều Tiên. Từ năm 2013, ngân hàng này đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách trừng phạt.

Theo bản cáo trạng, ngân hàng có trụ sở tại Bình Nhưỡng này đã phái các cá nhân đến các quốc gia bao gồm Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Libya, Áo và Kuwait… điều hành các chi nhánh bí mật mới, cũng như hơn 250 công ty bình phong.

Từ đó, các công tố viên cho rằng, những người này đã làm việc với các nhà hỗ trợ tài chính của bên thứ ba để mua sắm hàng hóa và thanh toán bằng USD thay cho các bên liên quan ở Bắc Triều Tiên.

Thông qua bản cáo trạng này, Mỹ đã thể hiện cam kết ngăn cản Triều Tiên tiếp cận trái phép hệ thống tài chính Mỹ và hạn chế khả năng Triều Tiên sử dụng thu nhập từ các hành động trái phép này để củng cố chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt trái phép của họ”, công tố viên Mỹ Michael Sherwin cho biết.

Triều Tiên công khai bênh Trung Quốc, chỉ trích Mỹ

Triều Tiên hôm nay (4/6) tuyên bố, Mỹ không ở thế có thể chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Hong Kong hay nhân quyền.

Theo Reuters, trong bài viết đăng trên một trong những báo chính của Triều Tiên, một phát ngôn viên của ban các vấn đề quốc tế thuộc đảng cầm quyền Lao động Triều Tiên (WPK) đã chỉ trích những bình luận gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Cuối tuần trước, khi trả lời hãng Fox News, ông Pompeo cho biết, những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này có ý định phá hủy các tư tưởng, nền dân chủ, giá trị phương Tây và đặt người Mỹ vào nguy hiểm.

Theo phát ngôn viên trên của Bình Nhưỡng, những bình luận của Ngoại trưởng Mỹ về Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền và những tranh chấp thương mại với Trung Quốc là “vô lý“, vu khống các lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những tuyên bố như vậy của lãnh đạo Mỹ là dấu hiệu cho thấy họ lo ngại về sự xuống dốc của Mỹ“, quan chức trên cho biết, viện dẫn về cuộc biểu tình chống sự tàn bạo của cảnh sát đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.

Sự giận dữ của người biểu tình về tình trạng phân biệt chủng tộc nghiêm trọng đã chạm tới Nhà Trắng. Đó là thực trạng ở Mỹ hiện nay“.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho hay, đây là lần đầu tiên ban các vấn đề quốc tế ra tuyên bố của riêng mình kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011.

Triều Tiên bị nghi vận hành nhà máy cô đặc uranium.

Ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động vẫn diễn ra ở Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan, chứng tỏ Triều Tiên vẫn thúc đẩy chương trình hạt nhân.

Ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies chụp vào tháng 3 cho thấy nhiều hoạt động diễn ra tại Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan ở tỉnh Hwanghae Bắc của Triều Tiên, nơi sản xuất “bánh vàng“, loại bột uranium thu được từ các dung dịch lọc và là tiền chất chế tạo nhiên liệu hạt nhân.

Ngoài các dấu hiệu về hoạt động sản xuất “bánh vàng“, ảnh vệ tinh còn cho thấy các thùng chứa và chất thải hóa học dạng lỏng và rắn trong một cái ao của nhà máy, hai chuyên gia về Triều Tiên Joseph S. Bermudez Jr. và Victor Cha nói trên kênh NBC ngày 29/5. Các chuyên gia cho biết báo cáo đầy đủ, dự kiến được công bố vào tháng 6, sẽ cho thấy các công trình mới tại nhà máy.

Victor Cha, từng là cố vấn về vấn đề Triều Tiên của cựu tổng thống Mỹ George W. Bush, nhận định việc nhà máy cô đặc uranium ở Pyongsan tiếp tục hoạt động cho thấy “nỗ lực không ngừng nghỉ của Triều Tiên để phát triển năng lực hạt nhân, bất chấp ba hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra” cùng nỗ lực đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/5 thảo luận cùng các quan chức quốc phòng về việc củng cố kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin các quan chức bàn về “các chính sách mới nhằm tăng thêm khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước, đưa lực lượng vũ trang chiến lược vào tình trạng cảnh báo cao“, “tăng khả năng răn đe các lực lượng nước ngoài đang đe dọa“.

Trump nói hồi tháng 3 cho biết đã gửi cho Kim Jong-un lá thư đề nghị hợp tác đối phó với Covid-19. Lá thư được đánh giá là một phần trong nỗ lực “tấn công quyến rũ” của Trump, song Triều Tiên không có dấu hiệu sẽ làm những điều Mỹ mong đợi và từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Các cơ quan tình báo của Mỹ đánh giá Kim Jong-un không bao giờ tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân. Dù đã ngừng thử hạt nhân, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục nâng cấp kho vũ khí hạt nhân mà Washington nhận định có thể đe dọa lục địa Mỹ.

Các công trình tại Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan là ví dụ cho cam kết của Triều Tiên về chương trình hạt nhân, các chuyên gia nói. Ảnh vệ tinh năm 2015 cho thấy cơ sở đã được mở rộng và các chuyên gia cho rằng những hình ảnh mới cho thấy nhà máy sẽ được mở rộng thêm nữa.

Việc phá dỡ Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan phải là một phần thiết yếu cho bất cứ thỏa thuận ‘tháo dỡ toàn bộ, có thể kiểm chứng, không thể đảo ngược’ nào giữa Mỹ và Triều Tiên“, Bermudez và Cha viết trong bài phân tích do Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố.

Nhà máy có vị trí quan trọng với lãnh đạo Triều Tiên, cũng như các chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân nước này. Thực tế chứng minh điều này khi nguồn nhân lực và tài chính hạn chế được phân bổ liên tục để chủ động duy trì, tân trang hoặc hiện đại hóa nhà máy từ năm 2003, thậm chí từ khi nó bắt đầu được xây dựng“, các chuyên gia viết.

Các chuyên gia cho biết uranium “bánh vàng” có thể được làm giàu để chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng cũng có thể dùng làm nhiên liệu cho lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm của cơ sở nghiên cứu khoa học hạt nhân ở Yongbon. Lò phản ứng tại cơ sở này có khả năng sản xuất plutonium cấp vũ khí để chế tạo vũ khí hạt nhân.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bắc Kinh “nguy ngập” – Vũ Hán thứ hai?

>>> Tướng Trung Quốc ‘đánh Mỹ’ nói về Đài Loan và Hong Kong

>>> Nguyễn Xuân Phúc “hy vọng” – Đầu tư chưa “đổ vào”

https://www.youtube.com/watch?v=QhFYmNcC9cg
Mỹ – Đài Loan – Hồng Kông cùng “dập” TQ