Gần đây, số người được nhận tiền con ở Đức đã cao tới mức kỷ lục. Nhưng ngày càng có nhiều trường hợp tiền con được chuyển ra nước ngoài. Vì vậy Quỹ gia đình (Familienkasse) đã thành lập một đội đặc nhiệm để kiểm tra xem có việc gian lận tiền con (Kindergeld) hay không.
Trong năm 2018, số người được nhận tiền con ở Đức đã lên tới trên 15 triệu người, mức cao nhất từ trước tới nay. Theo số liệu thống kê của Quỹ gia đình, tới cuối tháng 11/2018 đã có 15,35 triệu trẻ em được tiền hỗ trợ của nhà nước Đức so với 14,97 triệu trẻ em cuối năm 2017.
Số trẻ em nước ngoài được nhận tiền hỗ trợ của nhà nước Đức cũng tăng lên tới khoảng 3 triệu người so vói 2,8 triệu người cuối năm 2017.
Theo số liệu của Bộ Tài chính liên bang Đức, trong tháng 6/2018 có 268.336 trẻ em sống ở Liên minh châu Âu bên ngoài nước Đức được nhận tiền hỗ trợ từ Đức. Trong năm 2017, con số này còn là 243.234 người, trong năm 2016 là 232.189 người. Trong tháng 6 năm nay, nhóm lớn nhất với trên 117.000 người là trẻ em sống ở Ba Lan, tiếp theo đó là 31.000 trẻ em Đức sống ở nước ngoài. Tiếp theo đó là Séc với 21.000 trẻ em, Croatia với 19.000 và người Rumani với gần 19.000 người, Pháp với 16.000 người và Hungari với gần 11.000 và Bungari với gần 7000 nguời.
Việc chuyển tiền con ra nước ngoài trong EU gây tranh cãi cũng tăng lên: Trong tháng 11 có 281.809 trẻ em trong các nước EU còn lại, ở Thổ Nhĩ Kỳ và những nước thuộc Nam Tư trước đây được nhận Kindergeld. Trong đó cũng có 32.013 trẻ em có hộ chiếu Đức, ví dụ như con cái của người Đức làm việc ở đó. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, số người Đức ở nước ngoài được nhận Kindergeld tương đối ổn định, trong khi việc trả tiền cho trẻ em sống ở nước ngoài có xu hướng tăng lên. Điều này liên quan tới việc vào nước Đức để làm việc như các điều dưỡng viên hoặc nhân lực phụ động vào vụ mùa. Trong năm 2017, tổng số người được nhận Kindergeld ở nước ngoài mới là khoảng 250.000 người.
Tổng số tiền chi là 33,8 tỉ Euro
Tới tháng 11, tổng số tiền Kindergeld được trả tăng lên thành 33,8 tỉ Euro, trong đó có 6,9 tỉ Euro cho người nhận là người nước ngoài. Cho tới nay đã có 370,5 triệu Euro được chuyển sang tài khoản nước ngoài trong năm nay. Đứng trước sự phát triển này, trong mùa hè vừa qua đã có một cuộc tranh cãi gay gắt là liệu việc gia tăng người nhận nước ngoài có thể là sự gian lận, lừa đảo phúc lợi xã hội hay không. Nhiều thị trưởng đã nói rằng có những đứa trẻ không tồn tại.
Ông Karsten Bunk, người phụ trách quỹ gia đình chịu trách nhiệm chuyển tiền đã giải thích việc gia tăng trả tiền con, những người được hưởng quyền nhận Kindergeld và trẻ em được nhận Kindergeld với nhiều sự phát triển, việc di dân trong EU để làm việc, số lượng sinh đẻ gia tăng ở Đức và những người tị nạn. Họ chỉ được nhận Kindergeld sau khi quy chế tị nạn của họ được công nhận.
Đơn vị đặc nhiệm kiểm tra sự gian lận
Ông Bunk cho biết, Quỹ gia đình cũng đầu tư thêm khoảng 5,2 triệu Euro vào việc phòng chống gian lận và thành lập một đội đặc nhiệm. Trong 14 quỹ gia đình khu vực sẽ tuyển thêm 2 chuyên viên ở mỗi quỹ để có thể nhận diện tốt hơn các mô hình gian lận. Mọi trường hợp bị nghi ngờ sẽ được chuyển cho một đơn vị đặc nhiệm trung tâm. Nếu tiền bị trả quá nhiều sẽ bị đòi lại. Phải đặc biệt chú ý tới những người mới tới từ Đông Âu, chú ý tới giấy khai sinh được đệ trình. Ông nhấn mạnh, theo những gì chúng tôi đã biết thì chỉ là một nhóm rất nhỏ.
Việc chuyển tiền ra nước ngoài thì hầu như không có dấu hiệu gian lận. Thông thường trong những trường hợp chuyển tiền ra nước ngoài là những trường hợp họ tới Đức để làm việc mà không có gia đình đi theo. Họ làm công việc có đóng bảo hiểm xã hội và sau một thời gian thì về nước. Vì vậy con cái của họ ở lại quê hương.
Áo đã quyết định giảm thiểu Kindergeld chuyển ra nước ngoài tương ứng với mức sống ở những nơi đó, ví dụ như Rumani. Trong khi đó Thủ tướng Angela Merkel muốn có một giải pháp chung của các đối tác EU và từ chối những bước đi riêng.
Trụ sở Bộ Tài chính Đức tại Berlin. (BMF Bildarchiv 2005. Foto: Ilja C. Hendel )
Thu Phương – Thoibao.de
Nguồn: Kênh truyền hình N-TV của Đức http://bit.ly/2RenCEC
>> Báo chí châu Âu đưa tin người Việt Nam ăn óc của con voọc còn đang sống
>> Vạch trần đường tuồn rác thuốc từ Trung Quốc vào Việt Nam
>> 4 NGƯỜI VIỆT NAM HÀNH NGHỀ MẠI DÂM BỊ BẮT Ở ĐÀI LOAN
>> Cảnh báo bị cẩu xe khi vào mua hàng tại chợ Đồng Xuân Berlin
>> Người Việt tại Đức tham gia mạng lưới Mafia sữa bột
>> Người Việt „cứu“ xúc xích Đức?
>> Vụ Trịnh Xuân Thanh đến đâu rồi?
>> Truyền thông quốc tế đưa tin: Việt Nam xiết chặt việc kiểm soát Internet
>> Bộ trưởng Nội vụ Seehofer tuyên bố xiết chặt luật tị nạn tại Đức
>> ĐỂ CỨU NGUY DÂN TỘC, ĐÃ ĐẾN LÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CẦN SAN BỚT QUYỀN LỰC CHO NHÂN DÂN
>> Đức: Một trẻ em người Việt bị mất tích – Cảnh sát đề nghị hỗ trợ tìm kiếm